(Thethaovanhoa.vn) - U19 Việt Nam với tấm vé lịch sử là một kỳ tích và có cả yếu tố may mắn nhưng còn là bằng chứng cho thấy muốn có thành công trong bóng đá thì không thể há miệng chờ sung.
Dù
HLV Hoàng Anh Tuấn có làm một cuộc sàng lọc lực lượng để chữa bệnh tinh thần cho
U19 Việt Nam sau một giải U19 Đông Nam Á đáng quên thì người ta vẫn thấy ở đấy một tập hợp những cầu thủ của PVF làm nòng cốt.
9 năm về trước, PVF ra đời như một dự án cộng đồng của Vin Group: Chỉ cần đào tạo nên những tài năng bóng đá, cho các cầu thủ trẻ tiềm năng cơ hội phát triển mà không cần phải có một CLB để tham gia sân chơi chuyên nghiệp. PVF trở thành một SLNA kiểu mới xét trên góc độ thâu tóm các danh hiệu trẻ. Từ 2010, trung tâm này thâu tóm gần như toàn bộ các giải trẻ, từ U10 cho tới U19 của BĐVN. Ngân sách chi cho dự án này của PVF là một bí mật, nhưng không thể ít.
Vì, Viettel, một trung tâm bóng đá khác được thành lập (thực chất là được tái sinh từ lò Thể Công trước kia), cũng với một quan điểm là phải tuyển chọn, đào tạo bài bản, không chịu sức ép lớn về thành tích, có ngân sách hoạt động mỗi năm được duyệt trên dưới trăm tỉ đồng.
U19 Việt Nam đã thể hiện một phong độ thuyết phục tại VCK U19 châu Á và giành vé dự World Cup U20 một cách xứng đáng.Ảnh: AFC
Kết quả là Viettel bắt đầu trở thành thế lực mới, cạnh tranh với PVF ở các giải trẻ, ban đầu là từ U13 năm 2011, rồi sau đó là ở sân chơi U15, rồi lên U17.
HN T&T gần đây cũng là một trung tâm đào tạo trẻ đáng kể khác. Hệ thống đào tạo trẻ của họ được định hình rõ rệt hơn từ năm 2010 chứ không chỉ là mời cựu danh thủ Cao Cường về làm trẻ nhưng thực chất là để làm thương hiệu như những ngày đầu.
HN T&T cũng cứu vãn cho V-League một bàn thua khi họ chính là đội bóng duy nhất có hệ thống đào tạo trẻ tử tế trong số 5 đội bóng đua vô địch cuối mùa vừa rồi khi mà Than Quảng Ninh, Hải Phòng hầu như không có trẻ, còn FLC Thanh Hóa giờ mới bắt đầu gây dựng lại hệ thống còn Đà Nẵng thì đang suy yếu và cắt bỏ đi một số tuyến trẻ.
Không có cơn mưa tiền thưởng cho chiếc HCĐ giải U19 châu Á mà thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn vừa giành được, lần xa luân chiến đất Bahrain. Điều đó không quan trọng, ngược lại, nó còn là niềm may...
3 trung tâm ấy cùng với HAGL làm bóng đá trẻ theo cách riêng của mình đã tạo nên một thực tế là các đội tuyển trẻ của Việt Nam thời gian qua phải thở bằng mũi và đứng nhờ đôi chân của họ. Tuyển U16 cách cánh cửa U17 World Cup chỉ một trận đấu cũng chính là một tập thể gồm rất nhiều những cầu thủ Viettel, PVF làm nòng cốt.
Nhưng nói như thế không có nghĩa là VFF cũng chỉ biết thụ hưởng mà không sắm một vai trò cụ thể nào trong việc gây dựng các đội tuyển.
U19 Việt Nam đến Bahrain với hành trang là một sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ việc được “nâng cấp” lên thành U21 để tham dự giải Tứ hùng ở Malaysia với sự tham dự của các cầu thủ hơn tuổi họ là Thái Lan, Singapore bên cạnh chủ nhà Malaysia. Lấy đội trẻ để tham dự giải lớn hơn là chấp nhận có thể thất bại nhưng đổi lại sẽ có cơ hội phát triển trong tương lai.
U19 Việt Nam thua U19 Nhật Bản 0-3 ở trận bán kết giải U19 châu Á 2016
Chuyến đi tập huấn ở trung tâm bóng đá hiện đại bậc nhất châu Á tại Evergrande của Trung Quốc cũng là một sự đầu tư khác, trong khi việc đăng cai tổ chức U19 AFF ở Hà Nội là nắm bắt một cơ hội.
Một trong hai mặt sân được sử dụng để tổ chức giải ngoài sân Hàng Đẫy còn có sân tập của Trung tâm đào tạo trẻ. Việc có một cái sân tập tiêu chuẩn lần đầu tiên trong hơn 20 năm tái hội nhập với khu vực đã giúp cho các cầu thủ có thể phát triển kỹ thuật mà không bị hạn chế.
Và liệu có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay không khi những thành công của bóng đá trẻ diễn ra trong thời gian mà BĐVN lần đầu có Giám đốc kỹ thuật và một chuyên gia thể lực chăm cho cả các đội trẻ?
Tất nhiên, lý giải khi thành công đã có là điều luôn dễ dàng, và thất bại với thành công phân chia bởi ranh giới khá mong nhưng có một điều chắc chắn, nếu không đầu tư gì cả thì đừng bao giờ nghĩ tới World Cup.
Kỳ Anh