HLV Miura gây 'sốt' với bài phỏng vấn thẳng, thật

Thứ Hai, 14/12/2015, 11:17 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Mấy ngày qua, bài phỏng vấn bằng tiếng Nhật với báo Nhật của HLV Toshiya Miura một lần nữa lại lên cơn sốt, khi HLV trưởng ĐT U23 Việt Nam bắt bệnh nền bóng đá xứ sở và chỉ ra những tồn tại của không chỉ đội bóng, của cầu thủ, bằng thứ ngôn ngữ của ông.

Nhân tiện, ông Miura cũng không giấu giếm tham vọng nâng cao sức ảnh hưởng của Nhật Bản trong việc phủ sóng một số địa hạt (không chỉ có bóng đá) với các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.

1. Về cơ bản, đó đều là những ý kiến rất bổ ích, đáng để tiếp thu, nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao ông Miura không nói điều đó với chính truyền thông bản địa?! Ông Miura ngại đối đầu, hay ít nhất là đối thoại một cách trực diện? Hiểu theo nghĩa thiếu tích cực, HLV Miura chẳng khác nào đang vạch trần cái xấu các ông chủ VFF và nền bóng đá đã, đang và vẫn trả lương cho ông. Đấy là điều tối kỵ.

Chúng ta (ở đây là VFF) thuê HLV Miura để phục vụ các lợi ích của ĐTQG, cũng như nền bóng đá, nhưng trên thực tế, đây chỉ là bản hợp đồng thời vụ, được chăng hay chớ. Được sẽ gia hạn thêm, còn nếu mất, xem như đã có câu trả lời rồi. Bản hợp đồng với HLV Miura chưa thể nói là thành công về chuyên môn, cũng như thành tích, nhưng chắc chắn đã thất bại trong mối quan hệ cấp trên cấp dưới thời thị trường.

Sự thật thường mất lòng, VFF hẳn đã phải giật đánh thót sau những gì HLV Miura chia sẻ với báo chí Nhật. Khi nhân viên chê ông chủ nghèo, sẽ khó có thể hợp tác lâu dài nữa.

HLV Miura: 'Thua 0-4 là tín hiệu tốt của U23 Việt Nam'

HLV Miura: 'Thua 0-4 là tín hiệu tốt của U23 Việt Nam'

HLV trưởng Toshiya Miura không hề tỏ ra lo lắng hay buồn bã vì thất bại 0-4 đầy bất ngờ của U23 Việt Nam trước đối thủ JFL Selection. Ông khẳng định U23 Việt Nam đã học được rất nhiều điều sau trận đấu chiều nay 12/12.






2. Trước đây, dư luận vẫn xì xầm về những “phết, phẩy” trong các bản hợp đồng, với không chỉ HLV, cầu thủ ngoại, mà cả các gói tài trợ nước ngoài. Người Việt thường sính ngoại, nhưng không phải hàng ngoại nào cũng tốt, cũng ưu việt. Và, quan trọng là phương pháp thực hiện và phương thức (thanh toán) nữa. Kiểu hợp tác đôi (ba) bên cùng có lợi, thật chẳng biết đâu mà lần.

Người trong cuộc (phía SHB Đà Nẵng và “ê-kíp” thực hiện ca mổ cho Anh Khoa) khẳng định không có việc kê giá ca nối ghép dây chằng chéo đầu gối của Anh Khoa, nhưng hơn 800 triệu đồng chi phí là quá sức tưởng tượng. Theo chia sẻ của rất nhiều các cựu tuyển thủ QG từng qua Singapore chữa trị, một ca nối dây chằng chéo đầu gối cao nhất chỉ 400-500 triệu đồng, đã bao gồm cả phí di chuyển, lưu trú và tập trị liệu theo phác đồ…

Chi phí vụ Anh Khoa cao gấp 2 lần so với thông lệ và gấp 20 lần một ca phẫu thuật tương tự được thực hiện ở Việt Nam, có thể, một nửa trong số đó được chi cho các khâu trung gian, như môi giới, đại diện môi giới, hoa hồng cho bệnh viện, khách sạn lưu trú… Nó là một vòng tròn khép kín và việc vị bác sỹ người Singapore (và “ê-kíp” thực hiện) tổ chức họp báo ở TP.HCM cũng là một cách PR, quảng cáo, chứ chẳng vì Anh Khoa hay Ngọc Hải.

Thế mới có chuyện, kiều bào thì tìm về Việt Nam phẫu thuật cho tiết kiệm, còn người Việt lại bỏ cả đống tiền ra nước ngoài, đôi khi chỉ để giải quyết khâu oai. Vài năm gần đây, rất nhiều các sinh viên trường Y nước ngoài sắp ra trường được cử qua Việt Nam để học hỏi về kỹ thuật phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch (thông qua các chương trình “tìm lại nụ cười”) hay gù vẹo cột sống, bàn chân khèo…, bởi ở xứ họ, quá hiếm các ca tương tự.

Singapore dân số ít, bệnh nhân đương nhiên ít, thế nên mới cần tiếp thị, quảng cáo, còn Nhật Bản chưa từng được biết đến như một cường quốc về xuất khẩu HLV bóng đá.

Tùy Phong
Thể thao & Văn hóa

nguyễn Tiến Hưng  (18/12/2015 04:07:44)
nguyentienhung0166@gmail.com
Bởi chỉ có thế họ mới nói thẳng thắn được và được đăng lên báo. Ông Miura đã về Nhật và trả lời phỏng vấn rằng: “Quy định làm việc ở Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là 8 giờ 30 nhưng từ 8 giờ 30 đến 9 giờ, mọi người mới đến chỗ làm. Còn từ 12 giờ đến 14 giờ là thời gian nghỉ trưa. Đến 16 giờ 30 là kết thúc công việc”. Đây là điều mà rất nhiều cơ quan công sở ở Việt Nam cũng thường như thế, nó đâu chỉ ở Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Vậy ông miura nào giám ở VN mà trả lời phỏng vấn điều này.
ly minh  (14/12/2015 02:23:36)
lytheminh123@gmail.com
Bình luận viên miura nói bậy bạ mà cũng dở.
nguyen ngo  (14/12/2015 12:15:25)
nguyenducngo@ymail.com
phải chăng ông đang dùng truyền thông để lái dư luận qua một hướng khác, khỏa lấp đi sự yếu kém về năng lực huấn luyện của ông, chê bai bóng đá và cầu thủ Việt Nam, thật sự từ trước đến giờ trong tất cả các đời HLV ngoại quốc được thuê, ông là 1 HLV làm người hâm mộ bóng đá VN mệt mỏi và chán nản nhất, cũng vì mấy ông VFF thôi, mệt mỏi..
Phủi  (14/12/2015 12:03:34)
phui_jav@yahoo.com.vn
JFL Selection là đội bóng hạng nhỏ ở Nhật , nhưng họ gồm những con người trưởng thành có chuyên môn cao . Công Phượng tắt điện trước họ không phải Miura , mà do họ không phải "trẻ con" như U19 Hàn Quốc cho Công Phượng bắt nạt . Hãy thực tế một chút đi . Đừng chia rẽ 2 trường phái 1 là đội tuyển 2 là HAGL . Tất cả đều là con người Việt Nam hết .
hoangkha  (14/12/2015 11:41:58)
kha7619@yahoo.com.vn
Làm lính mà chê chủ thì phải biết tương lai thế nào rồi.Chắc Miura đánh hơi được nên mới dạng nói chứ.Nói cho đả rồi nghỉ chứ ông này có hay ho gì mà đòi lên lớp ai.
GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến