Đào tạo trẻ Việt Nam đang mất cân đối

Thứ Năm, 10/9/2015, 15:16 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Tiếp tục diễn đàn xây dựng bóng đá Việt Nam, Thể thao & Văn hóa xin trích đăng ý kiến của bạn Nghiêm Đức Trí về công tác đào tạo trẻ của BĐVN. Ngay mô hình gây được tiếng vang là HAGL như ý kiến chủ quan của tác giả cũng chưa hoàn hảo.

Chúng ta đang xây dựng một hệ thống đào tạo trẻ vô cùng mất cân đối và không khoa học. Bài học trường chuyên, lớp chọn lại đang gần như được bê nguyên áp dụng vào bóng đá.

Các “nhân tài" bóng đá nhí gần như tập trung lại chỉ ở một vài lò (đếm được trên đầu ngón tay), điều mà bóng đá thế giới tối kị. Đừng quên rằng, nhân tài phát tiết ở những độ tuổi khác nhau và họ cũng có sự phát triển nhanh chậm trong từng giai đoạn hoàn toàn khác nhau.

Một cầu thủ nhanh, kỹ thuật giỏi ở tuổi 11-13 (lúc được tuyển chọn) chưa chắc đã giữ vững và phát triển được những phẩm chất đó ở tuổi lớn hơn. Hãy nhìn nước Đức, sau thất bại ở World 1998 và Euro 2000 để chuẩn bị cho World trên sân nhà, họ đã có một kế hoạch phát triển bóng đá trẻ rất tốn kém nhưng hiệu quả thì ai cũng thấy rõ.


Thế hệ của Công Phượng (44) đã thi đấu trầy trật tại V-League 2015. Ảnh: V.S.I

Người Đức xây dựng những đội bóng địa phương, nơi những đứa trẻ 8-11 tuổi có thể tập đá bóng hai buổi một tuần với những huấn luyện viên có bằng cấp. Sau đó, những đứa trẻ có khả năng sẽ được giới thiệu cho các CLB địa phương.

Với mô hình xã hội ấy, có lẽ chỉ có Viettel đáng áp dụng ở Việt Nam, nó cho phép họ không bỏ sót nhân tài mà nếu các em không trở thành cầu thủ chuyên nghiệp thì cũng được trang bị kĩ năng đá bóng đủ để đam mê và nâng cao sức khoẻ ở các sân đấu phủi.

Ở Việt Nam, chúng ta đa phần tuyển trọn “nhân tài" gắt gao đầu vào nhưng rồi với số lượng 20 con người được chọn ở mỗi đội bóng, họ cứ rơi rụng dần  dẫn đến số lượng đầu ra là quá nhỏ giọt và gần như không đáp ứng được nhu cầu của đội lớn.

Lấy ví dụ HAGL, bầu Đức luôn tự hào về Học viện của mình nhưng đây là mô hình sai lầm, do nó chỉ tập trung phát triển một vài vị trí trên sân chứ không phải đội bóng.

Hàng thủ của HAGL không có nổi 2 trung vệ đẳng cấp, hoặc ít nhất là đá được. Đông Triều quá thấp để có thể là một chốt chặn an toàn còn thủ môn thì khỏi phải nói. Tiền vệ đánh chặn cũng là một vấn đề với HAGL, nếu họ cứ mãi dùng Tuấn Anh ở những vị trí thu hồi bóng như thế, khả năng tấn công của em sẽ mai một dần.

Bầu Đức có lý do để tự hào về lứa cầu thủ trưởng thành từ Học viện nhưng đội bóng ấy toàn thắng giao hữu, đến giải chính thức thì toàn thua. Họ chưa từng vô địch giải AFF Cup trẻ nào và đến giải châu Á thì họ chỉ ghi được có 2 bàn ở vòng bảng và bị loại ngay từ vòng đầu.

Bầu Đức ơi, xin ông hãy thực tế và nhìn lại HAGL của mình để làm tốt hơn. Đừng quá ảo tưởng, viển vông!

Nghiêm Đức Trí
nghiemtrid@gmail.com

Long  (11/09/2015 01:43:50)
long@doramail.com
Nói như bác này có vẻ như Barca, lò đào tạo hàng đầu thế giới sẽ đôn hầu hết các cầu thủ ở Barca B lên đội 1 chắc. Hãy xem lại bao nhiêu cầu thủ quan trọng của Barca hiện giờ trong đội hình là do chính họ đào tạo. Bỏ tiền ra làm để có kết quả là khó. Ngồi phán thì vô số kể.
thanh  (10/09/2015 09:52:01)
thanhthanh@yahoo.com.vn
'Lấy ví dụ HAGL, bầu Đức luôn tự hào về Học viện của mình nhưng đây là mô hình sai lầm, do nó chỉ tập trung phát triển một vài vị trí trên sân chứ không phải đội bóng'. Có câu lạc bộ chuyên nghiệp nào đào tạo nguyên 1 đội bóng, tốt tất cả các vị trí đâu bạn. HAGL đào tạo mạnh về tuyến tiền vệ và kỹ thuật, dĩ nhiên phải phát huy, còn những vị trí thiếu có thể bổ sung là chuyện bình thường, nhưng quan trọng là triết lý đội bóng không thay đổi. Lứa đầu tiên, lần đầu đá V-League trầy trật là chuyện bình thường, giữa lý thuyết và thực tế bao giờ cũng có khoảng cách cả, vấn đề là HAGL không chạy theo thành tích nhất thời, vẫn để các cầu thù trẻ đá để có môi trường rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm, đổng thời rút kinh nghiệm cho các khóa sau, mô hình đào tạo mới áp dụng, vấn đề còn bở ngỡ là chuyện bình thường. Mô hình đào tạo cũ của VN bao năm nay vẫn vậy, không có gì biến chuyển cả, muốn có kết quả mới mà vẫn làm cách cũ thì có mơ giữa ban ngày. Muốn bóng đá VN phát triển, ngoài công tác đào tạo trẻ và môi trường, còn phải xây dựng triết lý bóng đá, nếu không thì vẫn mãi loay hoay vậy thôi.
Nguyễn Tiến Dũng  (10/09/2015 08:37:36)
ngandakjota@gmail.com
Thôi đi ông nhà báo ơi, ông đúng là dở hơi... viết thế mà cũng viêt sao?
Hoàng Lam  (10/09/2015 07:48:05)
mr_pro83@yahoo.com
Ông Đức bỏ công sức, tâm huyết và tiền của ra để đầu tư bóng đá trẻ với hy vọng góp 1 phần sức vực dậy nền bóng đá nước nhà mà bị cho là ảo tưởng viển vong!!?? Thế đào tạo vật vờ, rồi ăn xổi ở thì như các đơn vị khác bấy lâu nay thì nên gọi là gì nhĩ!? Nghĩ buồn cười cho cái thói đời thật.
Nam  (10/09/2015 05:02:47)
donghk2006@yahoo.com
Lại một ông chẳng biết làm gì ngoài việc ngồi phán, không làm gì thì hãy để người khác làm. Những người có tâm cho nền bóng đá hãy cứ để cho họ thoải mái làm đi và cũng kệ họ nói đi vì họ nó và làm, có làm có sai có thiếu thì với phát triển được. chứ không làm mà cứ nói thì chỉ là nói phét thôi. Mệt với mấy cái ông này quá đi thôi.
GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến