Công Phượng, Văn Toàn, Tuấn Anh 'chưa lớn': Chuyện của HAGL hay bóng đá Việt Nam?

Thứ Ba, 25/4/2017, 5:57 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Ở tuổi 20, Phạm Thành Lương góp công không nhỏ đem lại chức vô địch AFF Suzuki Cup 2008, lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử nền bóng đá; cùng tuổi 19, cả Văn Quyến và Công Vinh đều đã sở hữu danh hiệu cá nhân cao quý Quả bóng Vàng Việt Nam… Luận về thành tích cá nhân lẫn tập thể, rõ ràng “những đứa trẻ của bầu Đức” như Công Phượng, Văn Toàn, Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Thanh…, còn kém xa các đàn anh. Có thể họ đã sáng nước hơn, nếu…

Không có “đôi hài vạn dặm”

Công thức – mô hình đạo tạo Tây, chiến lược phát triển – kinh doanh bóng đá cũng rất cấp tiến, ông chủ Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) kỳ vọng nhiều vào các lứa cầu thủ mà Học viện bóng đá HAGL Arsenal JMG xuất xưởng. Tức là thay vì chỉ mua vào như trước đây, bầu Đức muốn bán sản phẩm mà mình đạo tạo cho trời Âu, hoặc thấp nhất cũng là thị trường Đông Bắc Á… “Chỉ cần bán được vài cầu thủ có giá triệu đô là tôi có lời. Bóng đá phải nuôi được chính cơ thể mình, chứ không thể mang phận ăn bám mãi”, bầu Đức từng tự tin phát biểu như thế.

Cũng bên lề lễ động thổ Học viện HAGL Arsenal JMG ở Hàm Rồng hôm đó, ông chủ Tập đoàn HAGL khẳng định, mô hình bóng đá kết hợp doanh nghiệp thực sự là cú áp phe rất hời. “Doanh thu của HAGL tăng lên hàng chục lần, kể từ khi tôi đầu tư vào bóng đá”, ông Đức nói. “Tôi không quan tâm đến các bạn nghĩ và viết gì, chỉ cần cái tên HAGL xuất hiện trên mặt báo, trên truyền hình là đủ. Bạn đã thấy nó xuất hiện ở sân Emirates rồi đấy? Mọi người đều biết đến chúng tôi”.

Vào thời điểm đó, năm 2007, ông Đức không nghĩ sẽ đào tạo các cầu thủ để đá V-League hay săn vàng SEA Games. Quan điểm là thế, cho đến khi ông bầu này phải điều chỉnh hướng đi, dựa trên thực tế. Chất lượng đào tạo của Học viện HAGL Arsenal JMG vẫn được xem là hàng đầu ở Việt Nam, nhưng rõ ràng năng lực của cầu thủ người Việt có hạn, vì nhiều lý do liên quan đến nòi giống và tư duy chơi bóng. Với chỉ một vài bản hợp đồng ra nước ngoài nặng tính thương mại, là không đủ.

HAGL nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung, vẫn ước đôi hài vạn dặm. Chúng ta không thể có một sản phẩm tốt, nếu không tạo ra được một môi trường đủ phát triển đủ tốt. Đào tạo chỉ là bước 1.

Chỉ thời thế mới tạo anh hùng?

Vẫn có câu “thời thế tạo anh hùng”, chứ không có chiều ngược lại. Bóng đá là một địa hạt nhỏ của xã hội, song quả thật, anh hùng phải vận vào thời thế. Trước và sau năm 2008, bóng đá Việt Nam chưa từng thiếu các lứa cầu thủ giỏi, nhưng không một lần lên đỉnh vì nhiều lý do.

Tuấn Anh khó tham gia trận đấu với U20 Argentina

Tuấn Anh khó tham gia trận đấu với U20 Argentina

Tiền vệ Tuấn Anh khó lòng tham dự trận đấu giao hữu với U20 Argentina khi đang trong quá trình hoàn thành các bài tập thể lực.

Các chuyên gia hàng đầu đã nhận định rằng, nếu lứa 15-16 cầu thủ khóa 1 của Học viện HAGL Arsenal JMG được đào tạo và phát triển xuyên suốt trong môi trường bóng đá chuẩn chuyên nghiệp (thay vì chỉ trải qua các chuyến tập huấn nước ngoài ngắn hạn), và những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn…, được chơi cạnh các đồng đội có đẳng cấp, đối đầu nhiều hơn nữa với các đối thủ mạnh…, họ đã học hỏi được tinh hoa, mà phát triển lên một tầm cao mới.

Đây là một đòi hỏi không khó với tiềm lực tài chính và tâm huyết của bầu Đức và có thể, thuộc cấp của ông cũng đã nhìn ra, nhưng lại không dám mách nước ông chủ lùi một để tiến 2, không cố gắng tìm cách cải thiện. Họ tin tưởng mông lung rằng, HAGL hoàn toàn có thể tự cường bằng sản phẩm mình đào tạo, sẽ chinh phục V-League trong tương lai gần, sẽ giúp bóng đá Việt Nam hái vàng SEA Games, rồi AFF Cup… Với một niềm tin sắt đá có tình yêu (của người hâm mộ) là có tất cả?

Nó sẽ lại là một quan điểm – phương pháp làm sai lầm nữa, sau vỡ mộng với đầu ra mà bầu Đức từng hướng tới, đấy là lứa Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Toàn… Họ chưa thành công, bầu Đức sao cảm thấy đã cho được? Ông chủ tập đoàn phố Núi vẫn sẽ tiếp tục đầu tư cho các lứa cầu thủ kế cận (Học viện vừa tuyển sinh khóa 4 trong 10 năm kể từ khi ra đời); bầu Đức đã và sẽ còn đóng góp nhiều cho bóng đá Việt Nam, nhưng với ông có thể chỉ là giấc mộng kê vàng.

1. Theo đánh giá của giới chuyên môn và các đồng nghiệp, Lương Xuân Trường là cầu thủ hay nhất mà Học viện HAGL Arsenal JMG từng sản sinh ra. Hiện tiền vệ này đang khoác áo CLB ở K-League, Gangwon FC, theo hợp đồng cho mượn, nhưng ít được ra sân.

4. Hiện HAGL đang đóng góp 4 cầu thủ cho đội tuyển U20 Việt Nam chuẩn bị FIFA U20 World Cup 2017, quân số của “Gỗ” trên đội tuyển U23 Việt Nam và ĐTQG còn cao hơn, giao động từ 6-9 cầu thủ, tùy thời điểm.

7. Sau lượt đi V-League 2017, HAGL chỉ giành được 4 chiến thắng, đây cũng là số lượng bàn thắng mà Công Phượng và Văn Thanh cùng ghi được. Đội bóng của bầu Đức đã thua 7 trận.

 

Tùy Phong
Thể thao & Văn hóa

HLV chân đất  (25/04/2017 11:25:50)
phuocmai@hcm.vnn.vn
Theo tôi, lịch sử của thi đấu thể thao đầu tiên là cạnh tranh về thể lực, xin gọi là khỏe. Tiếp đó đều khỏe tương đương thì thi kỹ thuật, xin gọi là khéo. Tiếp nữa, khi khỏe và khéo tương đương thì hơn kém nhau ở chiến thuật, xin gọi là khôn. Đến nay vẫn là tuần tự đó, khỏe, khéo, khôn để đua nhau trong từng trận thi đấu, từng mùa thi đấu ở tất cả các môn, trừ một số môn như cờ, bi-a... Bóng đá vẫn không ngoại lệ, phải khỏe cái đã. HAGL đào tạo trẻ chú trọng vào khéo, nên mất cơ bản khỏe, lại ít quan tâm khôn, nên cầu thủ kém chiến thuật, cứ ban bật và dờn bóng chỉ vài trận là bị bắt bài và dễ bị và thường bị bắt bài do thể lực yếu kém. Muốn tự cường, có lẽ HAGL phải tính đến cả 3 yếu tố. Khó thật với mô hình JMG.
GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến