Chuyên gia Trịnh Minh Huế: 'Cầu thủ chấn thương nhiều vì HLV Miura đốt cháy giai đoạn'

Thứ Sáu, 11/12/2015, 6:18 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Lý giải về việc nhiều cầu thủ U23 Việt Nam dính chấn thương trong đợt tập trung chuẩn bị cho giải U23 châu Á diễn ra vào đầu tháng 1/2016, chuyên gia Trịnh Minh Huế cho rằng có thể do HLV Miura sốt ruột muốn có thành tích nên đã đốt cháy giai đoạn trong chu kỳ huấn luyện.

Ông Huế phân tích: “Đã 3 đợt tập trung đội tuyển dưới thời HLV Miura, cứ bắt đầu chu kỳ huấn luyện lại xuất hiện nhiều cầu thủ dính chấn thương hoặc biểu hiện quá tải (tập nặng). Theo tôi, lý do rất có thể lượng vận động bài tập của HLV Miura đã ưu tiên cường độ cao hơn khối lượng làm cho hệ vận động như cơ bắp, xương khớp,… chưa kịp thích nghi. Nói dễ hiểu hơn, là ông Miura thực hiện chưa đủ quá trình tích lũy sức mạnh cho cầu thủ đã vội chuyển qua bài tập sức nhanh, hoặc có thể ông vừa tập sức mạnh vừa tập sức nhanh cùng lúc khiến cầu thủ bị quá tải và bị căng cơ, rách bắp, dãn dây chằng cổ chân, đầu gối, háng,… kể cả khi va chạm hoặc không đụng chạm ai.

Theo nguyên tắc huấn luyện thể thao thì bắt đầu chu kỳ huấn luyện tháng, quý, năm, ngắn dài thì lượng vận đông bắt buộc ưu tiên khối lượng cao hẳn hơn cường độ. Ví dụ bắt đầu một chu kỳ huấn luyện thường có tỷ lệ khối lượng vận động 80%, cường độ vận động 20%, tỉ lệ ấy tăng giảm dần theo thời gian, tới sát ngày thi đấu sẽ là khối lượng là 5-0%, cường độ 95% - 100%”.

Chuyên gia Trịnh Minh Huế lấy trường hợp dính chấn thương mới đây của Tuấn Anh để lý giải sự bất hợp lý trong giáo án tập luyện của HLV Miura.

Ông nói: “Tuấn Anh vừa trải qua giải U21 quốc tế, lại vừa sang Nhật Bản thử việc trở về, bao nhiêu sức nhanh, sức mạnh đã đổ dồn vào đó, để Tuấn Anh tập với giáo án như các đồng đội chỉ một ngày sau khi tập trung cùng ĐT U23 là nặng. Đáng lẽ Tuấn Anh cần được nghỉ ngơi, tập thả lỏng một thời gian để hồi phục, rồi sau đó mới dần tăng cường độ tập luyện như các đồng đội. Trường hợp của Tuấn Anh cũng giống như đợt tập trung ĐT sau Tết Nguyên đán, ông Miura cứ ngỡ cầu thủ ở ta nghỉ Tết không đá bóng thì sẽ khỏe hơn nên vừa hội quân đã bắt tập nặng dẫn đến nhiều cầu thủ dính chấn thương”.

Chuyên gia Trịnh Minh Huế: 'Nếu Công Phượng tỏa sáng, U21 HAGL sẽ vô địch'

Chuyên gia Trịnh Minh Huế: 'Nếu Công Phượng tỏa sáng, U21 HAGL sẽ vô địch'

Cho rằng lối chơi phòng ngự phản công của U19 Hàn Quốc là khắc tinh với U21 HAGL, chuyên gia Trịnh Minh Huế thẳng thắn nhận định đội bóng phố núi sẽ gặp nhiều khó khăn trong trận chung kết. Tuy vậy...


Theo chuyên gia Trịnh Minh Huế, nếu HLV Miura tiếp tục quá trình huấn luyện như những gì đang diễn ra thì rất khó để ĐT U23 Việt Nam đạt được điểm rơi phong độ khi bước vào giải.

Ông dự báo: “Tập như ĐT U23 vừa qua,  cầu thủ của ta có thể rất nhanh, rất mạnh khi vào giải, nhưng sự ổn định, sức bền lại không đạt. Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng có những trận ĐT U23 Việt Nam đá tốt, song cũng có thời điểm nặng nề, không thanh thoát”.  

“Nếu cứ tiếp tục tập luyện trái với nguyên tắc huấn luyện trong thể thao ưu tiên cường độ lớn hơn khối lượng ngay từ đầu, cầu thủ Tây sang tập cũng sẽ dính chấn thương. Tuy nhiên, những cầu thủ đã có kinh nghiệm và khôn khéo có thể tránh được bằng cách biết bài tập nào cần hết sức, bài tập nào nên tập vừa phải, thậm chí trốn.

Nhưng với ĐT U23, cầu thủ nào cũng muốn thể hiện hết khả năng để chinh phục HLV nên chấn thương nhiều là chuyện đương nhiên”, chuyên gia Trịnh Minh Huế kết luận.

Tuệ Chính
Thể thao & Văn hóa

Hoàng Lê  (11/12/2015 01:55:23)
tubep.hiendai3@gmail.com
Bạn nói dài, nói dai, nói dở. Còn thêm nói dại. Thế chất lượng y tế của HAgL như thế nào? Chỉ vậy thôi nhé
Nguyễn hồng phong  (11/12/2015 01:01:39)
Phongpy68@gmail.com
Không phải do Miura mà do các cầu thủ của Việt Nam không khỏe được như các cầu thủ ở Châu Phi lên không " nuốt" nổi giáo án của Miura ? Lỗi là do VFF thuê ông này làm HLV !? Bó tay với VFF và ông Miura này...!???
vmk  (11/12/2015 12:37:25)
yahoo.com
Theo tôi nghĩ VFF có thể chuẩn bị một đề thi tuyển HLV để sau khi ông Miura nghỉ hết hợp đồng thì tổ chức thi tuyển như thi tuyển công chức bên nội vụ và các ông như ông HUế, ông Hải, ông Sự, ông Tuấn (HAGL) và những vị nào được xem là chuyên gia nên dự thi để ai thủ khoa thì làm HLV đội tuyển, còn ai đạt yêu cầu thì ở vào ban tham mưu, lương thì trả cao cho họ trích từ khoản tài trợ khủng do ông Đức kiếm được. Như vậy là bóng đá nước nhà hy vọng có lối ra.
Trần  (11/12/2015 12:10:48)
smallbim@yahoo.com
Bạn nói rất chuẩn, càng đọc thì càng thấy ông Huế đúng là dốt thật.
nguyen xuan  (11/12/2015 10:36:03)
hotro123456789@gmail.com
tôi nghĩ mọi người nên đọc kỹ bài viết.cái gì cũng có nguyên nhân cuả nó,, con người chứ không phải là cái máy đâu,.. tập nặng nhồi nhét thể lực trong mot giai đoạn ngắn,, chỉ có mười mấy ngày,, ngày nào cũng tập nặng mười mấy tiếng,,, cơ thể không có thời gian nghĩ ngơi nên tái phát chấn thương là đúng... ai nói cách huấn luyện cuả miura đúng, thì mổi ngày hãy dành thời gian mười mấy tiếng ra tập chạy nước rút,, tập đối kháng,,, rồi nhãy xỏm qua các chướng ngại vật liên tục mười mấy ngày đi, bạn sẽ hiểu như thế nào,, suy nghĩ một vấn đề nên để cái đầu trung lập rồi hãy phán xét
nguyễn korea  (11/12/2015 10:34:47)
nguyenhongvu77@yahoo.com
Vậy thì tại sao ko giảm bớt khối lượng tập xuống để có được những cầu thủ tốt nhất.Chúng ta chọn cầu thủ vào đội tuyển không phải cứ sức khõe tốt nhất chưa chắc đã chơi hay,còn yếu tố kỹ chiến thuật nữa chứ.Tôi thấy ông Huế nói có phần đúng 1 vài cầu thủ chấn thương thì có thể trách hệ thống y tế Việt Nam nhưng so sánh các thời HLV thì rõ ràng Miura có vấn đề
Tungchi  (11/12/2015 10:31:19)
Tungchi@gmail.com
Không ngờ độc giả lại có bài viết không những xuất sắc, phân tích hợp lí đến vậy chẳng bù với ông chuyên gia kia.
do van long  (11/12/2015 09:56:17)
tangvman@google.com
Nhận xét như bạn Trần Tiến Phong là đúng. Ông Huế vội vàng đưa ra chính kiến sai để mọi người đánh giá. Ông kém hiểu biết về huấn luyện.
thaisp  (11/12/2015 09:22:35)
lethai@gmail.com
Hay!Đúng! Cần và đủ.
Phan Minh  (11/12/2015 09:13:25)
Phanminhxp@gmail.com
Ông này biết gì mà chuyên với chẳng gia. Ông đọc bài cm của Tran Tien Phong để củng cố kiến thức cho mình nhé.
Nguyễn Nam Khánh  (11/12/2015 09:09:20)
khanhquydatdl@gmail.com
Minh đồng ý với ý kiến của bạn Trần Tien Phong. Bóng đá VN quá nhiều chuyện gia ngồi phân tích, bình luận, chê bai.Nhưng khi hỏi họ bắt tay vào làm. Chắc sẽ không ai dám. Ngồi mà nói thì ai cũng nói hay được, nhưng vào thực tế thì toàn Rùa cụp đầu.
Dũng  (11/12/2015 09:08:46)
thapthappacnam@gmail.com
Tôi không cần biết nguyên nhân dẫn đến chấn thương của các cầu thủ, nhưng tôi nhận thấy từ xưa đến nay chưa bao giờ có chuyện các cầu thủ bị thương binh nhiều như dưới thời HLV Miura. Chẳng lẽ HLV Miura "đen" còn các HLV trước là "đỏ" nên không gặp chấn thương của các cầu thủ từ câu lạc bộ?.
Hòa  (11/12/2015 09:03:53)
Lehoabk@gmail.com
@Tran Tien Phong : bạn viết rất đúng thực tế, ủng hộ bạn 1000!like
HLV chân đất  (11/12/2015 08:59:33)
phuocmai@hcm.vnn.vn
Tôi không đồng tình với chuyên gia Huế. Các cầu thủ lên tuyển hầu hết trong tình trạng thể lực kém, mang chấn thương sẵn, nhiều cầu thủ sau lượt kiểm tra sức khỏe đầu tiên, chưa luyện tập đã được phát hiện chấn thương, nặng thì cho về CLB (lại đá tiếp, lại chấn thương tiếp), nhẹ thì tập nhẹ và theo giõi, tâp theo không nổi thì trả về. Không nên đem nguyên tắc này nọ ra để phản bác người khác, bởi mỗi HLV có một cách của mình, cái công thức 80-20 rồi 5-95 của ông có lẽ thịnh hành hồi nửa thế kỷ trước, chắc gì nay đã là nhất hoặc duy nhất.
sanu  (11/12/2015 08:54:27)
sanuhcm@yahoo.com.vn
Tôi thật không thể hiểu nổi , cứ mỗi lần tập trung là mỗi lần các em bị chấn thương !
nguyenhan  (11/12/2015 08:17:38)
nguyenhan
Ông Huế bình luận có hay ho gì đâu mà sao đài truyền hình Việt Nam mời bình luận hoài, nói trớt quớt.
Tran Tien Phong  (11/12/2015 08:16:08)
Phongtrantien@hotmail.com
Rất nhiều người nóng vội cho rằng nguyên nhân lớn nhất khiến U23 Việt Nam thường xuyên dính bão chấn thương là giáo án của HLV Miura. Thế nhưng thật ra không phải vậy. Có một điều cực kỳ quan trọng mà chúng ta không để ý tới, đó là công tác y tế ở các CLB quá kém. Chăm sóc cầu thủ chỉ qua loa, không có máy móc hiện đại để phát hiện những vấn đề nhỏ nhất. Thậm chí đã có rất nhiều đội bóng vì bệnh thành tích mà vẫn bắt cầu thủ ra sân rồi tiêm thuốc giảm đau. Vì thế mỗi khi lên tập trung đội tuyển, dưới sự theo dõi sát sao của chuyên gia Kubo Shinichi mà số ca chấn thương mới được phát hiện. Chẳng phải ngẫu nhiên mà mỗi khi U23 Việt Nam hay ĐTQG tập trung, công việc đầu tiên của HLV Miura là bắ t các cầu thủ đi kiểm tra sức khỏe. Trong lần hội quân này, đang có những ca chấn thương của Duy Mạnh, Văn Dũng, Hữu Dũng, Ti Phông, Hồng Duy, Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng. Ngoài Hữu Dũng, những cầu thủ còn lại gặp vấn đề là do vừa thi đấu ở giải U21 Quốc tế Báo Thanh Niên 2015. Thậm chí Duy Mạnh, Văn Dũng, Hữu Dũng, Ti Phông chưa kịp tập buổi nào đã phải vào thăm bác sĩ. Nói thẳng ra là trình độ bác sĩ ở các CLB quá yếu kém, họ chỉ đơn giản là chườm đá, xịt giảm đau rồi cầu thủ lại vào sân đá tiếp. Chẳng thế mà 1 ngày trước khi tập trung, Duy Mạnh, Văn Dũng, Ti Phông vẫn còn tả xung hữu đột trên sân Thống Nhất ở giải U21 Quốc tế. Trong số 4 cầu thủ HAGL là Hồng Duy, Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng dính chấn thương thì chỉ có trường hợp của tiền đạo xứ Nghệ là ngoại lệ. Công Phượng gặp chấn thương hy hữu khi chống tay lúc tập luyện nên bị gãy 4 đốt ngón tay. Số 10 U23 Việt Nam vẫn sẽ tập luyện bình thường mà không bị ảnh hưởng nhiều. Trường hợp của Hồng Duy, Xuân Trường, Tuấn Anh thì đều theo một kịch bản quen thuộc – tái phát chấn thương cũ. Hồng Duy bị viêm cơ nhị đầu gối từ năm ngoái nhưng không được chữa dứt điểm. Nên nhớ xen kẽ những lần tái phát là việc Hồng Duy vẫn được tung ra sân thi đấu ở V-League 2015 và mới đây là U21 Quốc tế 2015. Xuân Trường cũng bị chấn thương hông suốt cả năm vừa qua nhưng không hiểu sao không được chữa dứt điểm. Thậm chí tiền vệ người Tuyên Quang vẫn đá không nghỉ một phút nào ở giải U21 Quốc tế Báo Thanh Niên mới đây ở Thành phố Hồ Chí Mình. Thế nhưng sau khi hội quân cùng U23 Việt Nam thì chuyên gia Kubo Shinichi đã phát hiện ra chấn thương của Xuân Trường để đưa ra phác đồ điều trị. Trong khi đó cái đầu gối phải của Tuấn Anh thì ai cũng thấy đã băng bó suốt năm vừa qua. Trước chuyến đi Nhật Bản thử việc, tiền vệ này thừa nhận bị đau hông đầu gối. Và việc “Nhô” tái phát ngay trong buổi tập thứ 2 của đội tuyển là điều chẳng mấy bất ngờ. Có thể coi HAGL là đội có trang thiết bị và chăm sóc cầu thủ tốt nhất tại V-League. Thế nhưng chuyên gia Anthony vẫn bị nghi ngờ là “hàng rởm” vì thể lực cầu thủ phố Núi không được cải thiện là bao. Có một minh chứng cho thấy công tác y tế đáng báo động của HAGL là chấn thương của Hồng Duy vào hồi tháng 3. Khi lên tậ­p trung U23 Việt Nam, Hồng Duy được ông Shinichi phát hiện bị rạn xương cổ chân phải. Đây là chấn thương chỉ cần được nghỉ ngơi là liền hẳn. Thế nhưng khi trả về CLB, không hiểu các bác sĩ của HAGL làm gì mà sau đó khiến vết rạn… vỡ hẳn. Và như đã biết số trận của Hồng Duy ở V-League 2015 chỉ đếm trên đầu ngón tay nhưng chấn thương của anh thì vẫn chưa khỏi hẳn. Hai trường hợp chấn thương của Huy Toàn và Ngọc Thắng cũng là những kiểu tai nạn “lãng xẹt” chỉ có ở bóng đá Việt Nam. Huy Toàn và Ngọc Thắng bị đau từ hồi tháng 10 khi tập trung chuẩn bị đá vòng loại World Cup 2018. Thế nhưng sau đó khi trả về SHB Đà Nẵng thì không được chăm sóc kịp thời. Đến khi hội quân cùng U23 Việt Nam thì đã trở thành chấn thương nặng và vắng mặt ở VCK U 23 châu Á 2016. Nói ra để thấy công tác y tế ở các địa phương là vô cùng yếu kém, lạc hậu nên chuyện lên tuyển bị phát hiện hàng loạt ca chấn thương cũng là điều không khó hiểu. Vì thế việc U23 Việt Nam thường xuyên trở thành “bệnh viện” là hậu quả của một nền bóng đá chuyên nghiệp nửa vời. Khi mà công tác y tế ở các địa phương còn quá lạc hậu. Khi chuyên gia Shinichi làm việc kỹ càng, tỉ mỉ thì những chấn thương “thâm cung bí sử” của các tuyển thủ bị lộ ra, những chấn thương mà các bác sĩ CLB không thể tìm ra để khắc phục. Đừng quên rằng, mỗi lần tập trung U23 hay ĐTQG chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. CLB vẫn đóng vai trò quan trọng nhất trong việc chăm sóc thể lực các cầu thủ. Trước khi mổ xẻ giáo án của HLV Miura thì hãy tự hỏi vì sao chỉ một chấn thương của Hồng Duy, Xuân Trường, Tuấn Anh mà cứ tái phát đi, tái phát lại suốt 1 năm qua...
Nguyen Huu Loc Phat  (11/12/2015 08:01:42)
phat_bofe@yahoo.com
Theo tôi thì cầu thủ chuyển từ câu lạc bộ lên tuyển là cơ bắp đã qua quá trình khởi động bước đầu rồi, đâu phải chuyển từ văn phòng sang đá bóng đâu. Xưng là 1 chuyện gia mà đoán già đoán non với từ "có thể". Nếu như cầu thủ đã bị chấn thương từ cấp câu lạc bộ từ trước, lên tuyển mới phát hiện ra thì sao?
tunglam  (11/12/2015 07:22:02)
truongtunglam87@gmail.com
ngóng đến tháng 4/2016 qua
GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến