(Thethaovanhoa.vn) - Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) dẫn đến nhiều hệ lụy cho người bệnh và cho hệ thống y tế như: tăng biến chứng và tử vong cho người bệnh; kéo dài thời gian nằm viện trung bình từ 7 đến 15 ngày; tăng sử dụng kháng sinh dẫn đến tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật và tăng chi phí điều trị cho một NKBV thường gấp 2 đến 4 lần so với những trường hợp không NKBV. Một trong những nguyên nhân gây NKBV là từ bàn tay nhiễm khuẩn.
Trên da tay thường có cả hai loại vi khuẩn: vi khuẩn thường trú và vi khuẩn vãng lai. Các vi khuẩn thường trú có độc tính thấp, ít khi gây nhiễm khuẩn qua các tiếp xúc thông thường, song chúng có thể gây độc tính qua các thủ thuật xâm lấn vào người bệnh. Các vi khuẩn vãng lai là các vi khuẩn có ở trên da người bệnh hoặc trên các bề mặt môi trường bệnh nhân (chăn, ga giường, dụng cụ, phương tiện phục vụ người bệnh) và là thủ phạm chính gây NKBV trong quá trình chăm sóc và điều trị. Các vi khuẩn vãng lai ít có khả năng nhân lên trên tay và có thể loại bỏ dễ dàng bằng vệ sinh tay (VST) thường quy.
Một số nghiên cứu tại khoa Hồi sức tích cực cho thấy: tỷ lệ VST trước tiếp xúc người bệnh tăng từ 14% lên 73% và sau tiếp xúc người bệnh tăng từ 28% đến 81%; tỷ suất NKBV/1000 ngày nằm viện từ 97 xuống còn 28.
Nhận thức được tầm quan trọng của VST, Ban Giám đốc bệnh viện đã tạo điều kiện trang bị các phương tiện vệ sinh tay ở tất cả các khoa phòng: trên xe trolley, mỗi giường bệnh, cửa ra vào các khu vực trọng điểm, cửa ra vào phòng bệnh, các toilet… Bên cạnh đó, hàng năm khoa kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) luôn tập huấn thực hành VST cho tất cả các nhân viên mới, và tiến hành giám sát tuân thủ thực hành VST theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và hướng dẫn của BYT.
Theo Ủy ban ung thư Singapore, ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến đứng thứ 3 ở đàn ông.
Vệ sinh tay - một hành tuy nhỏ, đơn giản và rẻ tiền nhưng góp phần to lớn trong công tác KSNK, cải thiện chất lượng bệnh viện, đồng thời tạo nên văn hóa vệ sinh tay trong mái nhà Hoàn Mỹ Cửu Long với slogan: “ Rửa sạch đôi tay tránh ngay lây nhiễm”.
BS.Phạm Thị Ngọc Bích
(Phụ trách khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn – BV Hoàn Mỹ Cửu Long)