Phẫu thuật nội soi cấp cứu cho bé 15 tuổi bị thủng dạ dày

Thứ Năm, 5/12/2019, 16:0 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Vào lúc 11 giờ 20 phút ngày 19/11/2019, người bệnh Q.H.V (sinh năm 2004, trú tại Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) vào viện trong tình trạng đau dữ dội ở vùng thượng vị, bụng cứng, ấn đau có phản ứng thành bụng. Trước đó, người bệnh có đi khám tại một cơ sở y tế tại địa phương nhưng không giảm.

Quà tặng sức khỏe dành cho độc giả

Quà tặng sức khỏe dành cho độc giả

Để phục vụ tốt nhất cho việc khám sức khỏe, ngoài việc xây dựng một khu vực đầy đủ tiện nghi dành riêng cho việc khám sức khỏe tổng quát, bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã thiết kế những gói khám sức khỏe tổng quát và chuyên sâu dành riêng cho từng đối tượng với những ưu đãi đặc biệt.

Qua thăm khám và thực hiện các xét ngiệm cơ bản, kết quả cho thấy trên phim Xquang có hình ảnh liềm hơi dưới cơ hoành 2 bên; siêu âm hình ảnh nhiều hơi và dịch tự do trong ổ bụng. Sau hội chẩn, xác định bệnh nhân bị shock nhiễm trùng/viêm phúc mạc toàn bộ do thủng tạng rỗng rất nguy kịch, các bác sĩ tiến hành mổ nội soi khâu lỗ thủng dạ dày kịp thời cho bệnh nhân. Nguyên nhân gây thủng được xác định hàng đầu là do viêm loét dạ dày biến chứng gây thủng dạ dày

Ths.BS Huỳnh Huy Cường – BS khoa Tiêu Hóa, bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết, thủng dạ dày là tình trạng rất nguy hiểm, nếu không phẫu thuật, khâu lổ thủng kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng shock nhiễm trùng nhiễm độc, suy thận, hôn mê, rất dễ gây tử vong.

Cũng theo BS Cường, loét dạ dày gây biến chứng thủng ở trẻ nhỏ rất ít gặp, đa phần bệnh xuất hiện ở người lớn. Nguyên nhân có thể do thuốc điều trị, chống viêm; hoặc viêm do hoá chất mà trẻ vô tình nuốt phải bị ngộ độc...

Chú thích ảnh
Ekip của khoa Tiêu Hóa - Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đang thực hiện 1 ca mổ nội soi

Mặt khác, nguyên nhân viêm dạ loét dày còn có thể bắt nguồn từ chế độ ăn uống và stress do học tập căng thẳng, xem TV, chơi vi tính nhiều, thức khuya, ăn nhiều thức ăn nhanh, sinh hoạt không đúng giờ giấc, nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori. Cha mẹ không nên chủ quan trong việc phát hiện, điều trị mà cần đưa trẻ đi khám khi có những triệu chứng bất thường để điều trị kịp thời để tránh trường hợp viêm loét dẫn đến biến chứng thủng gây cho bệnh nhân bị viêm phúc mạc hay sốc nhiễm trùng.

Các triệu chứng lâm sàng ở trẻ em thường không giống người lớn, do tần suất xuất hiện ít nên dễ bị chẩn đoán nhầm.

Làm gì khi trẻ nghi bị viêm loét dạ dày

Bệnh nếu không được điều trị, hoặc điều trị sai sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như dễ gây loét sâu, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí gây thủng dạ dày; nếu bệnh viêm loét diễn tiến kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất cũng như tinh thần của trẻ. 

Vì vậy, nếu thấy trẻ bị đau bụng thượng vị thường xuyên, tái đi tái lại nhiều lần, buồn nôn, nôn, biếng ăn, gầy sút cần phải đi khám ở cơ sở y tế chuyên khoa, trẻ em dưới 12 tuổi có thể tầm soát Helicobacter Pylori qua xét nghiệm phân, trên 12 tuôi có thể làm test qua hơi thở để tầm soát và điều trị. Khi trẻ có triệu chứng đau bụng đột ngột dữ dội cần đến khám tại cơ sở y tế có đủ điều kiện, phương tiện chẩn đoán để xử trí. Không nên tự ý mua các loại thuốc bên ngoài hoặc theo kinh nghiệm dân gian điều trị cho trẻ vì nếu biến chứng thủng dạ dày do loét xảy ra có thể dẫn đến những hậu quả rất nặng nề nếu bệnh không được phát hiện kịp thời.

PTTT

GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến