(Thethaovanhoa.vn) - Giá vàng hôm nay 24/8 được Thethaovanhoa.vn liên tục cập nhật những diễn biến mới nhất trên thị trường trong nước và quốc tế.
Giá vàng tính tới 6h30 sáng ngày 28/8, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 55,30 - 56,20 triệu đồng/lượng, tăng 350.000 đồng/lượng ở chiều mua vào, ở bán ra tăng 300.000 đồng/lượng so với mở cửa phiên giao dịch liền trước.
Giá vàng thế giới giảm trong phiên 24/8
Giá vàng thế giới giảm trong phiên 24/8, do sức hấp dẫn của các tài sản rủi ro tăng sau khi các nhà chức trách Mỹ cho phép sử dụng huyết tương của bệnh nhân khỏi bệnh trong điều trị COVID-19, trong khi đồng USD vững giá.
Giá vàng giao ngay giảm 0,4%, xuống 1.932,48 USD/ounce vào lúc 13 giờ 54 phút theo giờ Việt Nam, sau khi rơi xuống mức thấp nhất trong một tuần qua là 1.910,99 USD/ounce trong phiên cuối tuần trước. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,2%, xuống 1.942,6 USD/ounce.
Tại Việt Nam, vào lúc 14 giờ 44 phút ngày 24/8, Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 55,45-56,55 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra).
Theo người phụ trách chiến lược thị trường của công ty dịch vụ tài chính AxiCorp, Stephen Innes, thông tin tích cực về phương pháo điều trị COVID-19 đã gây sức ép lên nhà đầu tư khi kéo giá cổ phiếu và các tài sản rủi ro khác lên trong phiên này.
Chứng khoán châu Á tiếp tục đà tăng sau khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cho phép sử dụng huyết tương của bệnh nhân COVID-19 đã khỏi trong việc điều trị.
Các nhà đầu tư đang ngóng chờ bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell vào ngày 27/8 để nhận định về mức độ hành động của ngân hàng này trong nỗ lực phục hồi nền kinh tế trong dài hạn.
Nhà quản lý hàng hóa tại Phillip Futures, Avtar Sandu, cho rằng Fed cần nhắc lại cam kết về lãi suất siêu thấp, điều sẽ hỗ trợ giá vàng.
Lãi suất thấp sẽ gây sức ép lên đồng USD và trái phiếu, nhưng làm tăng sức hấp dẫn của vàng.
Trong phiên này, đồng USD ổn định so với rổ các đồng tiền mạnh khác, sau khi đạt mức cao trong hơn một tuần vào phiên trước.
Trong phiên này, giá bạc giảm 1,6%, xuống 26,26 USD/ounce, giá bạch kim giảm 0,5%, xuống 913,61 USD/ounce và giá pa-la-đi để mất 1,1%, xuống còn 2.158,65 USD/ounce.
Cập nhật mới nhất: Giá vàng trong nước giảm 400 nghìn đồng/lượng
Sáng 24/8, giá vàng trong nước được các doanh nghiệp niêm yết giảm so với chốt phiên cuối tuần qua, quay lại giao dịch xung quanh mốc 56 triệu đồng/lượng.
Lúc 8 giờ 30 phút, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 55,15 - 56,37 triệu đồng/lượng. So với chốt phiên cuối tuần qua, mức giá này giảm 200 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 400 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra.
Tại Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý, giá vàng SJC được điều chỉnh giảm 200 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 100 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên cuối tuần qua, niêm yết ở mức 55,2 - 56,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Giá vàng tuần qua giao dịch quanh ngưỡng 2.000 USD/ounce và chủ yếu bị chi phối bởi những đồn đoán xung quanh chính sách lãi suất sắp tới của Fed. Tính chung cả tuần, giá vàng thế giới đã mất 0,1%, theo số liệu của FactSet.
Về xu hướng dài hạn, các nhà phân tích cho rằng sức hấp dẫn của kim loại quý này vẫn chưa thể mất đi, đặc biệt cần lưu ý đến biên bản họp của Fed đã nhắc lại rằng cuộc suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra đang đối mặt với một triển vọng rất không chắc chắn và cần phải có thêm kích thích tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế.
Chuyên gia phân tích của Standard Chartered, Suki Cooper nhận định, triển vọng của vàng vẫn khá mạnh, nếu bỏ qua tâm lý bán tháo chốt lời ghi nhận trong tuần qua. Xét về dài hạn xu hướng tăng giá vàng vẫn sẽ duy trì do sự suy yếu của đồng bạc xanh và những kỳ vọng vào quy mô kích thích kinh tế cũng như lãi suất dự kiến sẽ duy trì ở mức thấp hoặc âm.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích tại UBS cho rằng vàng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa danh mục đầu tư khi kim loại quý này được coi là “một cách để nắm bắt sự phục hồi kinh tế” và “là hàng rào phòng hộ trong môi trường lãi suất thấp”.
Thị trường vàng trong nước
Bắt đầu phiên đầu tuần ngày 24/8, giá vàng trong nước được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC niêm yết ở mức 55,35 triệu đồng/lượng mua vào - 56,77 triệu đồng/lượng bán ra, giá không đổi so với chốt phiên hôm qua. Chênh lệch giá giữa chiều mua và bán ở mức 1,4 triệu đồng/lượng.
Tại Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng ở mức 55,42 triệu đồng/lượng mua vào - 56,28 triệu đồng/lượng bán ra. Chênh lệch giá giữa chiều mua và bán 860.000 đồng/lượng. Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu hiện đứng ở mức 53,03 - 54,13 triệu đồng/lượng.
Tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Qúy SJC niêm yết giá vàng ở mức 55,40 triệu đồng/lượng mua vào - 56,30 triệu đồng/lượng bán ra. Chênh lệch giá giữa chiều mua và bán ở mức 900.000 đồng/lượng.
Tại Công ty Vàng bạc đá quý PNJ niêm yết giá vàng ở mức 55,10 triệu đồng/lượng mua vào - 56,20 triệu đồng/lượng bán ra. Chênh lệch giá giữa chiều mua và bán ở mức 1,2 triệu đồng/lượng.
Chứng khoán sáng 24/8: Cổ phiếu lớn nhỏ đua nhau tăng giá
Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường chứng khoán sáng nay (24/8), giúp cho các chỉ số tăng ngay khi mở cửa. Đà tăng của thị trường được duy trì đến hết phiên sáng.
Đáng chú ý, không chỉ những nhóm cổ phiếu chính mà cả những nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ cũng đều tăng rất tích cực.
Cuối phiên sáng, chỉ số VN - Index tăng 10,97 điểm (1,28%) lên 865,75 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 210,1 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 3.688,2 tỷ đồng. Toàn sàn có 296 mã tăng giá, 54 mã đứng giá và 83 mã giảm giá.
HNX - Index cũng tăng 1,36 điểm (1,11%) lên 124 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 38 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 508,4 tỷ đồng. Toàn sàn có 99 mã tăng giá, 51 mã đứng giá và 55 mã giảm giá.
Trong rổ cổ phiếu VN30 có tới 28 mã tăng giá và chỉ có 2 mã đứng ở giá tham chiếu. Các mã tăng mạnh trong nhóm này có thể kể đến như: VRE tăng 2,6%, VIC tăng 2,2%, VHM tăng 0,9%.
Các cổ phiếu ngành thực phẩm đồ uống như: MSN tăng 2,1%, SAB tăng 1,2%, VNM tăng 0,9%. Ngoài ra, FPT và HPG đều tăng 1,6%, MWG tăng 2,4%, TCH tăng 1,1%, PNJ tăng 3,9%...
Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng ngập trong sắc xanh. Các mã ngân hàng tăng mạnh là VPB tăng 4,8%, LPB tăng 3,4%, SHB tăng 3%, TCB tăng 2,5%, STB tăng 2,3%, HDB tăng 2,2%, BID tăng 1,8%, MBB tăng 1,7%, TPB tăng 1,6%, CTG tăng 1,4%, VCB tăng 1,1%...
Nhóm cổ phiếu dầu khí diễn biến rất tích cực với PVB tăng 3,1%, PVD tăng 1,9%, PVS tăng 0,8%, PLX tăng 1,2%, GAS tăng 0,7%, POW tăng 0,5%...
Dòng tiền cũng chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu công nghệ, viễn thông, giúp cổ phiếu ngành này đồng loạt tăng giá như: FPT, YEG, ADG, ICT, ELC, CTR, VGI, VTP…
Nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ cũng rất tích cực với HAR, TNT, DRH tăng lên mức giá trần, trong khi TTH, SAV, HQC, FLC, KDM, QBS, HID… đều thu hút được dòng tiền khá mạnh.
Dù vậy, phiên sáng nay, khối ngoại bán ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị 185 tỷ đồng, lực bán ròng tập trung tại các mã đầu ngành như: HPG, VNM, VHM, VRE, VCB…
Trên thị trường thế giới, trong phiên giao dịch sáng 24/8, thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục tăng điểm do nhà đầu tư kỳ vọng vào phương pháp điều trị COVID-19 sau khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép sử dụng huyết tương từ những bệnh nhân đã hồi phục như một giải pháp điều trị cho người mắc COVID-19.
Cụ thể, thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật Bản) trong phiên sáng nay tăng nhẹ khi tiếp nối đà tăng trước đó của thị trường chứng khoán Phố Wall (Mỹ) khi số liệu hoạt động kinh tế của doanh nghiệp Mỹ tốt hơn kỳ vọng trong tháng 8/2020. Theo đó, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Tokyo tăng 0,33% (76,67 điểm), lên 22.996,97 điểm.
Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) tăng 0,95% (238,95 điểm) lên 25.352,79 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải (Trung Quốc) cũng tăng 0,31% (10,43 điểm) lên 3.391,11 điểm. Hòa theo xu hướng đi lên này, chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Seoul (Hàn Quốc) tăng 0,95% (21,96 điểm) lên 2.326,55 điểm.
Diễn biến giá vàng thế giới
Trên thị trường thế giới, chốt phiên cuối tuần tại Mỹ giá vàng giao ngay giảm 4,2 USD xuống 1.942,4 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 9 trên sàn Comex New York tăng chưa đến 1 USD lên 1.947,4 USD/ounce.
Trước đó, giá vàng thế giới tiếp tục có tuần biến động khó lường, sau khi tăng tốc mạnh để lấy lại mốc 2.000 USD/ounce ở những phiên đầu tuần, đến cuối tuần kim loại quý này liên tiếp “lao dốc” và quay về sát mốc 1.940 USD/ounce. Về xu hướng, đã có 2 luồng ý kiến trái chiều về giá vàng được đưa ra và đây sẽ là diễn biến khó lường cho tuần giao dịch mới.
Trong cuộc khảo sát trực tuyến của Kitco News cho thấy, thị trường vàng đã trở thành con đường hai chiều, giá vàng có thể sẽ biến động bất thường khi tâm lý giới đầu tư trong ngắn hạn đang tiếp tục giảm. Dự báo về xu hướng tuần mới qua cuộc thăm dò ý kiến với 15 chuyên gia Phố Wall thấy rằng số người có quan điểm tích cực và tiêu cực về giá vàng tuần tới đều là 7 (chiếm 47%), chỉ có một chuyên gia (7%) dự đoán thị trường bình ổn.
Giá vàng châu Á giảm nhẹ phiên sáng 24/8
Giá vàng tại thị trường châu Á giảm nhẹ trong phiên sáng 24/8 khi đồng USD ổn định gần mức cao nhất trong hơn một tuần và giới đầu tư chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell vào cuối tuần này để xác định xu hướng chính sách tiền tệ của Mỹ.
Vào lúc 7 giờ 46 phút ngày 24/8 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á giảm 0,3% xuống còn 1.933,37 USD/ounce, sau khi đã chạm mức thất nhất trong một tuần là 1.910,99 USD/ounce vào ngày 21/8.
Trong khi đó, giá vàng giao kỳ hạn của Mỹ giảm 0,4% xuống còn 1.910,10 USD/ounce.
Trong sáng 24/8, chỉ số đồng USD ổn định so với giỏ gồm các đồng tiền chủ chốt khác sau khi tăng lên mức cao nhất trong hơn một tuần vào phiên giao dịch trước đó.
Theo kế hoạch, ông Powell sẽ phát biểu về chính sách tiền tệ của Fed trong ngày khai mạc 27/8 của hội nghị chuyên đề thường niên của chi nhánh Fed ở Kansas.
Tại Mỹ, các nghị sỹ của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong ngày 23/8 đã đổ lỗi cho nhau về nguyên nhân gây đình trệ các cuộc thảo luận về gói hỗ trợ kinh tế mới trong giai đoạn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Ngày 22/8, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật cho phép tài trợ 25 tỷ USD cho Dịch vụ Bưu điện Mỹ (USPS) và tạm dừng những thay đổi về cơ cấu vận hành của USPS mà đảng Dân chủ cho rằng sẽ ảnh hưởng hàng triệu phiếu bầu qua đường bưu điện trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11 tới.
Còn theo số liệu thống kê tính đến 9 giờ sáng ngày 24/8 (giờ Việt Nam), số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới hơn 23,57 triệu với 812.100 ca tử vong do dịch bệnh này.
Trước đó, các nhà kinh doanh vàng vật chất tại Ấn Độ đã đưa ra mức chiết khấu cao nhất trong hơn 1,5 tháng qua trong bối cảnh người mua “án binh bất động” ngay cả khi nguồn cung vàng từ Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) gia tăng.
Tại thị trường các kim loại quý khác, giá bạc giảm 0,6% xuống còn 26,54 USD/ounce, giá bạch kim giảm 0,5% xuống còn 913,78 USD/ounce và giá palladium giảm 0,4% xuống còn 2.173,32 USD/ounce.
Tỷ giá trung tăng 2 đồng
Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng 24/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.212 VND/USD, tăng 2 đồng so với cuối tuần qua.
Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.908 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.516 VND/USD.
Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay, giá USD ổn định, đồng Nhân dân tệ (NDT) biến động nhẹ.
Lúc 8 giờ 10 phút, giá USD tại Vietcombank giữ nguyên niêm yết so với cuối tuần qua, ở mức 23.060 - 23.270 VND/USD (mua vào - bán ra).
Giá đồng NDT tại ngân hàng này được niêm yết ở mức 3.318 - 3.422 (mua vào - bán ra), tăng 2 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra so với cuối tuần qua.
Tại BIDV, giá đồng bạc xanh được niêm yết ở mức 23.085 - 23.265 VND/USD (mua vào - bán ra), giữ nguyên so với cuối tuần qua.
Giá đồng NDT tại BIDV được niêm yết ở mức 3.308 - 3.402 VND/NDT (mua vào - bán ra), tăng 3 đồng ở chiều bán ra và 6 đồng ở chiều mua vào so với cuối tuần qua.
Nhiều yếu tố cơ bản vẫn đang hỗ trợ giá vàng đi lên
Giá vàng trong nước và thế giới vừa trải qua một tuần trồi sụt mạnh. Giới phân tích đánh giá, sức hấp dẫn của kim loại quý này vẫn chưa thể mất đi và có nhiều yếu tố cơ bản vẫn đang hỗ trợ cho giá vàng đi lên.
Phiên đầu tuần, giá vàng trong nước giảm mạnh theo đà giảm của giá vàng thế giới và lùi về dưới mốc 56 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, kim loại quý đảo chiều tăng mạnh trong phiên giao dịch đêm 17/8 khiến giá vàng trong nước tăng tốc và vượt ngưỡng 58 triệu đồng/lượng.
Tuy nhiên, đến phiên 19/8, giá vàng thế giới quay đầu giảm hơn 3% sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố biên bản cuộc họp tháng Bảy cho thấy họ hầu như không có ý định giới hạn lợi suất trái phiếu. Giá vàng trong nước theo đó cũng rời khỏi mốc 58 triệu đồng/lượng.
Ông Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của công ty môi giới đầu tư OANDA, cho biết một trong những mối lo ngại là Fed có thể sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát đường cong lợi suất - vốn là "chất xúc tác" mạnh cho đà suy yếu của đồng USD tiếp tục kéo dài.
Nhưng Fed cho biết họ không xem xét điều đó vào thời điểm này. Giới hạn lợi suất trái phiếu có thể làm giảm sức hấp dẫn của trái phiếu Kho bạc Mỹ và gây áp lực lên đồng USD, qua đó thúc đẩy sức hấp dẫn của vàng.
Xu hướng bán tháo kim loại quý này tiếp tục trong phiên 20/8 và đến phiên cuối tuần (21/8), giá vàng giao tháng 12/2020 trên thị trường New York (Mỹ) nhích 50 xu Mỹ, hay 0,04% và đóng cửa phiên ở mức 1.947 USD/ounce. Giá vàng trong nước theo đo cũng giao dịch quanh mốc 56 triệu đồng/lượng.
Sáng 23/8, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 55,35 - 56,77 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Còn tại Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC cũng được giao dịch mua vào - bán ra ở mức 55,45 - 56,28 triệu đồng/lượng.
Tính chung cả tuần, các doanh nghiệp vàng đã điều chỉnh giá vàng SJC tăng khoảng 500 nghìn đồng/lượng.
Giá vàng tuần qua giao dịch quanh ngưỡng 2.000 USD/ounce và chủ yếu bị chi phối bởi những đồn đoán xung quanh chính sách lãi suất sắp tới của Fed. Tính chung cả tuần, giá vàng thế giới đã mất 0,1%, theo số liệu của FactSet.
Về xu hướng dài hạn, các nhà phân tích cho rằng sức hấp dẫn của kim loại quý này vẫn chưa thể mất đi, đặc biệt cần lưu ý đến biên bản họp của Fed đã nhắc lại rằng cuộc suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra đang đối mặt với một triển vọng rất không chắc chắn và cần phải có thêm kích thích tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế.
Các quan chức Fed lo ngại rằng nền kinh tế Mỹ sẽ cần thêm các biện pháp hỗ trợ mới để chống lại cuộc suy thoái do dịch COVID-19 gây ra, khi các biện pháp chi tiêu quan trọng đã hết hạn vào cuối tháng trước.
Giới chức Fed, bao gồm Chủ tịch Jerome Powell, đã nhiều lần kêu gọi Chính phủ hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Nhưng hy vọng về một dự luật chi tiêu mới đang khá mờ nhạt trong những tuần gần đây, khi đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa trong Quốc hội vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong các cuộc đàm phán kéo dài.
Chuyên gia phân tích của Standard Chartered, Suki Cooper nhận định, triển vọng của vàng vẫn khá mạnh, nếu bỏ qua tâm lý bán tháo chốt lời ghi nhận trong tuần qua. Xét về dài hạn xu hướng tăng giá vàng vẫn sẽ duy trì do sự suy yếu của đồng bạc xanh và những kỳ vọng vào quy mô kích thích kinh tế cũng như lãi suất dự kiến sẽ duy trì ở mức thấp hoặc âm.
Theo Lukman Otunuga, nhà nghiên cứu cấp cao tại FXTM, nhiều yếu tố cơ bản vẫn đang hỗ trợ giá vàng đi lên. Cụ thể là lợi suất trái phiếu chính phủ yếu đi, lo ngại về kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và các kịch bản của nền kinh tế hậu bầu cử, đồng USD giảm giá, các ca nhiễm COVID-19 gia tăng ở Mỹ sẽ có khả năng giữ cho vàng tỏa sáng trong trung và dài hạn.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích tại UBS cho rằng vàng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa danh mục đầu tư khi kim loại quý này được coi là “một cách để nắm bắt sự phục hồi kinh tế” và “là hàng rào phòng hộ trong môi trường lãi suất thấp”.
Nhóm P.V