Giá vàng trong nước, giá vàng thế giới, giá vàng 9999, tỷ giá ngoại tệ hôm nay 15/8 được Thethaovanhoa.vn liên tục cập nhật những diễn biến mới nhất trên thị trường.
Giá vàng trong nước, giá vàng thế giới, giá vàng 9999, tỷ giá ngoại tệ hôm nay 16/8 được Thethaovanhoa.vn liên tục cập nhật những diễn biến mới nhất trên thị trường.
Giá vàng có thể tiếp tục duy trì đà tăng
Giá vàng thế giới và trong nước cùng ghi nhận tăng trong tuần qua. Dự kiến, đà tăng này tiếp tục được duy trì bởi nhiều yếu tố bao gồm nhu cầu vàng vật lý gia tăng, đặc biệt ở các nước tiêu thụ vàng hàng đầu như Ấn Độ và Trung Quốc.
Tại thị trường Hà Nội, chốt phiên cuối tuần 14/8, giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 56,55 - 57,27 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 150 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên hôm qua.
Tính chung cả tuần, giá vàng trong nước tăng 250 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra.
Trước đó, sáng đầu tuần 9/8, giá vàng trong nước ổn định, giao dịch trên mốc 57 triệu đồng/lượng. Sáng 10/8, giá vàng trong nước diễn biến trái chiều, trong khi trước đó giá vàng thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 4 tháng qua.
Sang sáng 11/8, giá vàng trong nước đã giảm 50 nghìn đồng/lượng, trong bối cảnh giá vàng thế giới tăng nhẹ trước đó. Tới phiên sáng 12-13/8, giá vàng trong nước giữ ổn định và giao dịch trong khoảng 57 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường thế giới, trong phiên giao dịch cuối tuần 13/8, giá vàng tăng hơn 1% khi giới đầu tư đã bớt lo ngại hơn về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sớm cắt giảm chương trình mua tài sản, sau khi một khảo sát cho thấy niềm tin tiêu dùng ở Mỹ đã giảm vào đầu tháng 8.
Cụ thể, chỉ số khảo sát niềm tin tiêu dùng sơ bộ của Đại học Michigan đã giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua vào đầu tháng 8. Đây được xem là dấu hiệu cho thấy tác động kinh tế mà biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 có thể gây ra.
Bên cạnh đó, đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Mỹ cũng giảm xuống sau khi kết quả khảo sát nói trên được công bố. Những diễn biến này đã làm tăng sức hấp dẫn của vàng. Ngoài ra, vàng còn nhận được hỗ trợ từ nhu cầu vàng vật lý gia tăng, đặc biệt ở các nước tiêu thụ vàng hàng đầu như Ấn Độ và Trung Quốc.
Trước đó, giá vàng thế giới đã có một phiên trượt giá trong phiên đầu tuần khi giảm 2,1% xuống mức thấp nhất trong hơn 4 tháng qua, khi số liệu việc làm tích cực của Mỹ làm gia tăng kỳ vọng Fed sẽ sớm cắt giảm các biện pháp hỗ trợ kinh tế.
Tuy nhiên, giá vàng đã phục hồi phần nào sau hai phiên tăng liên tiếp sau đó, với các mức tăng 0,3% trong phiên 10/8 và 1,2% trong phiên 11/8. Lý do vàng tăng giá bởi những lo ngại về tác động kinh tế từ biến thể Delta và giá tiêu dùng ở Mỹ tăng chậm lại đã giúp giảm bớt lo ngại rằng Fed sẽ cắt giảm hỗ trợ kinh tế sớm hơn dự kiến.
Bước sang phiên 12/8, giá vàng thế giới giảm nhẹ 0,09% sau chỉ số giá sản xuất (PPI) tốt hơn dự kiến của Mỹ, trước khi tăng mạnh trở lại trong phiên cuối tuần, qua đó khép lại tuần giao dịch vừa qua với mức tăng gần 0,9%.
Giá vàng trong nước
Trước phiên giao dịch hôm nay, giá vàng SJC tại thị trường TP HCM được niêm yết 56,40-57,10 triệu đồng/lượng, giữ nguyên mức cùng thời điểm phiên trước, xác nhận vàng thương hiệu quốc gia đã tái lập mốc 57 triệu đồng.
Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội duy trì 56,15-57,70 triệu đồng/lượng. Giá vàng 9999 thương hiệu NPQ duy trì 50,30-51,30 triệu đồng/lượng kể từ phiên đầu tuần này.
Giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu vẫn giữ tại 51,51-52,21 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra…
Với sự đi lên mạnh trên thị trường thế giới phiên cuối tuần đêm qua, giá vàng trong nước được kỳ vọng sẽ thoát khỏi tình trạng ảm đạm.
Giá vàng tại châu Á tăng phiên 13/8 do những lo ngại về dịch bệnh
Giá vàng tại châu Á tăng phiên 13/8, do những lo ngại về sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19, dù đồng USD vững giá là nguyên nhân giúp vàng hướng tới tuần giảm giá thứ hai liên tiếp.
Giá vàng giao ngay tăng 0,2%, lên 1.756,61 USD/ounce vào lúc 13 giờ 55 phút (theo giờ Việt Nam).
Trong tuần trước, giá vàng giảm 0,4%, chủ yếu do giảm mạnh trong phiên 9/8, sau khi báo cáo việc làm của Mỹ được công bố, đưa đến khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm thắt chặt chính sách tiền tệ.
Giám đốc công ty tư vấn doanh nghiệp AirGuide, Michael Langford, cho rằng những gián đoạn do dịch vẫn tiếp diễn đang làm tăng khả năng các ngân hàng trung ương trên toàn cầu sẽ tiếp tục các biện pháp kích thích, điều cuối cùng sẽ tác động đến lạm phát và đẩy giá vàng lên trong dài hạn. Trong ngắn hạn, giá vàng có thể nằm trong khoảng 1.750-1.800 USD/ounce.
Các thị trường chứng khoán châu Á phiên này trầm lắng, khi số ca nhiễm biến thể Delta gia tăng ở một số nước trong khu vực.
Trong khi đó, đồng USD vẫn giao dịch gần mức cao kỷ lục trong bốn tháng sau khi số liệu cho thấy giá sản xuất tại Mỹ tăng mạnh nhất trong hơn một thập kỷ.
Trước đó, số liệu cho thấy tốc độ tăng giá tiêu dùng theo tháng tại Mỹ trong tháng Bảy đã chậm lại, nhờ đó thúc đẩy giá vàng tăng 1,3% trong phiên 11/3. Tuy nhiên, các nhà đầu tư chờ thêm các tín hiệu từ Fed về kế hoạch đối với chính sách tiền tệ.
Vàng được xem là tài sản dự phòng trước lạm phát, nhưng việc Fed tăng lãi suất sẽ làm tăng chi phí cơ hội cho việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng, trong khi làm tăng giá USD.
Theo Fitch Solutions, sức ép giá cả có thể là tạm thời và vàng có xu hướng giảm trong 6-12 tháng tới trước khả năng lợi suất trái phiếu tăng, trong lúc nền kinh tế phục hồi và lạm phát giảm.
Trong phiên này, giá bạc tăng 0,7%, lên 23,32 USD/ounce, nhưng giảm 4% kể từ đầu tuần, giá bạch kim tăng 0,1%, lên 1.019,64 USD/ounce và hướng tới một tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng Sáu. Giá palladium ổn định ở mức 2.624,81 USD/ounce.
Tại Việt Nam, vào lúc 15 giờ 8 phút ngày 13/8, giá vàng SJC được Công ty Vàng Bạc Đá quý Phú Quý niêm yết tại thị trường Hà Nội ở mức 56,40 – 57,40 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Nhóm P.V