(Thethaovanhoa.vn) - Giá vàng hôm nay, Thethaovanhoa.vn cập nhật những diễn biến mới nhất trên thị trường về giá vàng trong nước và quốc tế.
Giá vàng hôm nay 21/7 trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng đi lên giữa lúc dòng tiền tìm đến các loại tài sản an toàn và các chỉ báo kỹ thuật xác nhận đà đi lên. Giá vàng trong nước lên đỉnh lịch sử mới.
Giá vàng trong nước vẫn ở mức cao
Giá vàng trong nước sáng nay 16/7 ít biến động và vẫn giữ ở mức cao.
Lúc 8 giờ 58 phút, tại Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 50,3 - 50,6 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không đổi so với chốt phiên hôm qua.
Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 50,28 - 50,67 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này giảm 20.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua.
Tại Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý, giá vàng SJC cũng được niêm yết ở mức 50,35 - 50,6 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không đổi so với chốt phiên hôm qua.
Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng ở mức 50,25- 50,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không đổi so với chốt phiên hôm qua.
Trên thị trường thế giới, giá vàng thế giới tăng nhẹ phiên 15/7, giữa lúc số ca nhiễm COVID-19 mới ngày càng tăng và căng thẳng leo thang trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã thúc đẩy nhu cầu đối với vàng.
Vào lúc 0 giờ 54 phút sáng (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.811,41 USD/ounce sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 9/7 là 1.814,40 USD/ounce. Giá vàng giao kỳ hạn tại Mỹ hầu như không thay đổi và giao dịch ở mức 1.813,80 USD/ounce.
Nhà phân tích Suki Cooper, thuộc trung tâm Standard Chartered cho biết, số ca nhiễm COVID-19 mới tăng mạnh ở Mỹ, các biện pháp phong tỏa được áp dụng trở lại và căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đã hỗ trợ cho giá vàng. Đồng USD giảm 0,2% so với các đồng tiền chủ chốt khác cũng là yếu tố hỗ trợ giá vàng.
Phillip Streible, nhà chiến lược thị trường hàng đầu tại trung tâm Blue Line Futures ở Chicago (Mỹ) nhận đinh, giá vàng có thể chạm mức 2.000 USD/ounce vào cuối năm nay, nhờ một loạt yếu tố như lãi suất thấp hơn, các biện pháp kích thích tài khóa khổng lồ và kinh tế suy yếu.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 16/7/2020: USD giảm sâu
Đồng USD đã giảm giá sâu vào sáng nay, sau khi các nhà đầu tư tiếp tục rút tiền ra khỏi các tài sản trú ẩn an toàn khi dữ liệu được công bố vào thứ Ba cho thấy lạm phát của Mỹ tăng.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI của Mỹ tăng 0,6% so với tháng trước, cao nhất trong gần tám năm. Dữ liệu vừa công bố này làm giảm bớt lo ngại của các nhà đầu tư về áp lực giảm phát đối với nền kinh tế Mỹ từ sau suy thoái kinh tế Covid-19.
Các nhà đầu tư cũng hoan nghênh báo cáo hôm thứ Ba rằng vaccine của công ty công nghệ sinh học của Mỹ Moderna được thử nghiệm cho kết quả an toàn và tạo ra phản ứng miễn dịch ở tất cả 45 tình nguyện viên, và đây là một phần của nghiên cứu đang diễn ra.
Chỉ số đồng Đô la, theo dõi đồng bạc xanh so với rổ các loại tiền tệ khác, đã giảm 0,22% xuống 95,995 lúc 6 giờ 20 phút giờ Việt Nam.
Tỷ giá EUR/USD đã tăng 0,1% lên 1,1408, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 10 tháng 3 ở mức 1,1423 USD trước đó trong phiên. Tỷ giá EUR/GBP giảm 0,2% xuống 0,9060, đồng Bảng Anh được hỗ trợ sau khi dữ liệu lạm phát tháng 6 được công bố cao hơn dự kiến, nhưng đồng Euro đã đạt mức cao nhất trong hai tuần là 0,9112 vào cuối ngày thứ Ba.
Tỷ giá GBP/USD tăng 0,4% lên 1,2595 và USD/JPY không đổi ở mức 107,23.
Đồng Euro đã được hưởng lợi trong phiên hôm trước - tăng 1,3% so với đồng USD trong tháng trước - từ nhận thức rằng khu vực này đã xử lý cuộc khủng hoảng Covid-19 tốt hơn.
Tuy nhiên, bức tranh kinh tế vẫn còn chưa tích cực. Chỉ trong tuần trước, Ủy ban châu Âu đã hạ thấp triển vọng của nền kinh tế EU, cho biết EU sẽ suy giảm ở mức 8,3% vào năm 2020. Tuy nhiên, dữ liệu niềm tin gần đây có xu hướng tăng lên, với khảo sát ZEW của Đức hôm thứ Ba chỉ ra sự lạc quan trong sáu tháng tới.
Chứng khoán Mỹ đi lên nhờ kỳ vọng về vắc-xin phòng ngừa COVID-19
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm trong phiên giao dịch 15/7, nhờ kỳ vọng về vắc-xin phòng ngừa COVID-19 và báo cáo kinh doanh tích cực của ngân hàng Goldman Sachs trong quý II/2020. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu ngành du lịch cũng bật tăng mạnh trong phiên này, sau khi chứng kiến sự sụt giảm thê thảm khi các nước áp đặt lệnh phong tỏa xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Kết thúc phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,9%, lên 26.869,83 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tiến 0,9%, lên 3.226,55 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cộng thêm 0,6%, đóng cửa ở mức 10.550,49 điểm.
Công ty sinh học Moderna của Mỹ ngày 14/7 thông báo sẽ tiến hành giai đoạn 3 vào ngày 27/7 và cũng là giai đoạn cuối cùng thử nghiệm vắc-xin phòng COVID-19 do công ty này phát triển. Dữ liệu được công bố bởi Tạp chí Y học New England cho thấy vắc-xin ngừa COVID-19 của Moderna đã tạo ra phản ứng miễn dịch “mạnh mẽ”, hoặc kháng thể trung hòa, ở tất cả 45 bệnh nhân trong thử nghiệm ở người giai đoạn đầu. Thông tin này đã đưa cổ phiếu Moderna tăng 6,9%.
Trong khi đó, giá cổ phiếu của Delta Air Lines tăng mạnh 9,6% và Marriott International tiến 7,9%, giúp nhóm cổ phiếu du lịch trở hành một trong những lĩnh vực tăng mạnh mẽ nhất trong phiên giao dịch này.
Mùa báo cáo lợi nhuận tiếp tục diễn ra và ngân hàng Goldman Sachs công bố kết quả quý II/2020 vượt dự báo của các nhà phân tích. Kết quả tích cực của ngân hàng này chủ yếu được thúc đẩy bởi đà tăng 93% doanh thu giao dịch, qua đó giúp cổ phiếu của Goldman Sachs tiến 1,4%.
Cổ phiếu của Apple cũng góp phần vào đà tăng điểm trong phiên 15/7, với mức tăng 0,7% sau khi Tòa sơ thẩm châu Âu ngày 15/7 bác bỏ yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) về việc truy thu khoản tiền thuế lên tới 13 tỷ euro (15 tỷ USD) từ “gã khổng lồ” công nghệ này.
Lạc quan về triển vọng điều chế vắc-xin phòng ngừa COVID-19 cũng giúp thị trường chứng khoán châu Âu khởi sắc trong phiên này. Khép phiên, tại thị trường London, chỉ số FTSE 100 tăng 1,8%, lên 6.292,65 điểm. Chỉ số DAX 30 của Đức và CAC 40 của Pháp lần lượt tiến 1,8% và 2%, đóng cửa ở các mức 12.930,98 điểm và 5.108,98 điểm.
Còn tại thị trường Việt Nam, vào lúc đóng cửa phiên 15/7, chỉ số VN-Index tăng 0,21% (1,8 điểm) lên 869,91 điểm. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index giảm 0,2% (0,23 điểm) xuống còn 115,91 điểm.
Nhóm P.V