Cần kiêng kỵ những gì trong tháng Chạp và ngày Rằm tháng Chạp?

Thứ Bảy, 15/1/2022, 21:32 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Tháng Chạp còn được gọi là tháng củ mật. Cách gọi này là lời nhắc nhở lẫn nhau của người xưa rằng trong tháng cuối cùng của năm, cần hết sức thận trọng, cẩn tắc, tránh tối đa các sai sót. 

Cúng Rằm tháng Chạp vào ngày nào, giờ nào tốt nhất?

Cúng Rằm tháng Chạp vào ngày nào, giờ nào tốt nhất?

Theo lịch vạn niên năm nay thì ngày Rằm tháng Chạp năm Tân Sửu (tức 15 tháng 12 Âm lịch) rơi vào thứ Hai, ngày 17/1/2022.

Tháng Chạp kiêng gì?

Ngoài những kiêng kỵ hợp lý của dân gian từ xa xưa, cuộc sống hiện đại cũng bổ sung những điều kiêng kỵ khác nhằm bảo đảm tháng Chạp được tốt lành. Dưới đây là những kiêng kỵ trong tháng Chạp bạn cần lưu ý:

Không gây gổ, tránh tranh cãi, xung đột

Năm cùng tháng tận, ai cũng bận rộn, căng thẳng, việc mâu thuẫn, cãi cọ kéo dài với người khác dễ gây những hành động sai lầm, làm việc sai sót, hoặc chí ít cũng phát sinh năng lượng tiêu cực, ảnh hưởng đến vận trình năm mới.

Nguyên nhân khác của tục kiêng này là nỗi lo ông bà tổ tiên về thăm con cháu, nếu nghe thấy những điều gây gổ sẽ trách phạt. Tháng Chạp là tháng làm ăn, nóng nảy cãi cọ sẽ khiến tài lộc ra đi, buôn bán ế ẩm.

Kiêng kỵ gì trong tháng Chạp, Kiêng kỵ ngày Rằm tháng Chạp, Rằm tháng Chạp, Cúng Rằm tháng Chạp, tháng củ mật, tháng củ mật là tháng gì, tháng chạp cần kiêng kỵ điều gì

Kiêng nhặt tiền rơi 

Dân gian cho rằng trong tháng Chạp, nhiều gia đình tổ chức cúng bái, rải tiền thật để dẫn đường cho ma quỷ nên nếu nhặt tiền rơi sẽ dễ bị ma quỷ quấy rối. Thời hiện đại bài trừ mê tín, chúng ta nên "kiêng" theo kiểu mới: Không chiếm dụng tiền rơi; nếu không tìm được chủ nhân của món tiền đó thì có thể quyên góp từ thiện.

Kiêng vay mượn

Dân gian cho rằng vay mượn cuối năm không đem lại may mắn vì món nợ vắt sang năm mới sẽ báo hiệu một năm đen đủi, nợ nần ngập đầu, không ăn nên làm ra. Vì vậy nếu có nợ ai, người ta cũng cố gắng để trả hết trong năm cũ.

Theo quan điểm hiện đại, việc kiêng vay mượn trong tháng Chạp nên được hiểu là tránh gây phiền phức cho người khác, vì cuối năm ai cũng cần tiền để giải quyết công việc và  sắm sửa có một cái Tết sung túc.

Kiêng kỵ gì trong tháng Chạp, Kiêng kỵ ngày Rằm tháng Chạp, Rằm tháng Chạp, Cúng Rằm tháng Chạp, tháng củ mật, tháng củ mật là tháng gì, tháng chạp cần kiêng kỵ điều gì

Tránh đổ vỡ

Trong nhiều nền văn hóa, đổ vỡ đồ đạc bị xem là điềm xui xẻo, vì vậy người ta hết sức tránh trong những thời điểm như năm hết Tết đến. Khi đồ đạc đổ vỡ, điều xui xẻo dễ nhận thấy nhất là mất đồ, tốn tiền sắm lại, nguy cơ tai nạn thương tích cho người trong gia đình cũng tăng lên.

Tiệc tùng vô tội vạ 

Ngộ độc thực phẩm, ngộ độc rượu, đột quỵ, chảy máu dạ dày… là những vận đen mà nhiều người gặp phải trong tháng củ mật do những bữa tiệc tất niên triền miên. Rượu bia nhiều cũng sẽ khiến bạn thiếu tỉnh táo và dễ bị quên đồ, bị trộm cắp, bị lừa đảo…

Lái xe sau khi uống bia rượu 

Đây là điều kiêng kỵ mới được bổ sung trong hoàn cảnh sống hiện đại. Nếu lái xe sau khi uống bia rượu, bạn có nguy cơ bị công an ghi phạt và nguy hiểm nhất là có thể gây tai nạn giao thông, hại mình, hại người. Đây chắc chắn là vận đen lớn nhất đối với bất cứ ai trong tháng củ mật này.

Ngày Rằm tháng Chạp kiêng gì?

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Võ Uyên Mi, ngày Rằm hàng tháng, còn được gọi là ngày Vọng, là khi mặt trăng, trái đất, mặt trời cùng nằm trên một đường thẳng (trái đất nằm giữa, nên chúng ta thấy trăng rất tròn).

Theo khoa học nghiên cứu về năng lượng, một xung năng lượng đặc biệt được tạo ra vào ngày này khiến con người không thoải mái, dễ bực dọc. Tâm lý này dẫn đến một thực tế, đó là làm gì cũng dễ sai sót, đổ bể, bất thành.

Kiêng kỵ gì trong tháng Chạp, Kiêng kỵ ngày Rằm tháng Chạp, Rằm tháng Chạp, Cúng Rằm tháng Chạp, tháng củ mật, tháng củ mật là tháng gì, tháng chạp cần kiêng kỵ điều gì

Khi nhiều chuyện không may xảy ra, người ta sợ, cho rằng đó là ngày xui. Cộng thêm trong nghiên cứu phong thủy, năng lượng nói trên còn khiến con người có những cảm nhận về sự linh thiêng từ trên cao, nên người ta thường hướng lên cúng bái thần linh, ông bà. Từ đó, có quan niệm về việc phải lễ bái, cầu xin bề trên phù hộ tai qua nạn khỏi, mọi thứ suôn sẻ vào ngày này. Nó trở thành một tập tục truyền từ xưa đến nay.

Mặt khác, trong kinh sách Phật giáo, hầu hết các sự kiện, cột mốc quan trọng của Đức Phật đều xảy ra vào ngày Rằm, nên Phật tử càng tôn kính ngày này hơn.

Riêng với người Việt Nam lại coi trọng cái “bắt đầu” và cái “kết thúc”. Chính vì vậy, ngày Rằm tháng Giêng (tức ngày linh thiêng đầu năm) và Rằm tháng Chạp (tức ngày linh thiêng cuối năm) là 2 ngày quan trọng nhất.

Vào Rằm tháng Giêng đầu năm, người dân sẽ cúng xin cho một năm mới bình an, hạnh phúc. Ngày Rằm tháng Chạp cuối năm, người dân lại cúng xin cho những cái xui rủi trong năm nhanh chóng qua đi, để chào một năm mới đến.

Anh Tuấn (tổng hợp)

GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến