Tập đoàn Trung Quốc mua cổ phần Man City: Tham vọng vượt mặt M.U, nhuộm xanh thế giới

Thứ Năm, 3/12/2015, 7:55 (GMT+7)

(Thethaovanhoa.vn) - Khi nhắm tới thị trường bóng đá lớn nhất của tương lai, những ông chủ của Man City đang thực sự xây dựng một đế chế toàn cầu mà đội bóng áo xanh rồi sẽ được hưởng lợi.

Sự hợp tác mang tính cột mốc trị giá 265 triệu bảng để tận dụng sự giàu lên nhanh chóng và đam mê bóng đá ở Trung Quốc đã hoàn tất một tháng mà Man City làm được 4 việc lớn.

4 thành tích lớn

Đầu tiên là việc bán lại 13% cổ phần công ty mẹ City Football Group (CFG) cho China Media Capital (CMC), một tập đoàn đầu tư Trung Quốc có vốn góp của nhà nước. Mức giá này cũng khiến Man City giờ được định giá chính thức vào khoảng 1,99 tỉ bảng, chỉ 6 năm sau khi họ được mua lại 265 triệu bảng.

Thứ hai, đội bóng áo xanh đã giành lại ngôi đầu bảng Premier League và vượt qua vòng bảng Champions League, minh chứng về việc tiền bạc có thể mang tới thành công nhanh chóng ra sao.

Thứ ba, có lẽ là điều khó tin nhất với một CLB mà cách đây hơn một chục năm còn thăng giáng liên tục ở các hạng đầu ở Anh, là quyền lực địa chính trị mới chưa từng thấy của đội bóng. Lãnh đạo của họ giờ là những đại gia dầu mỏ của gia đình hoàng tộc Abu Dhabi, những người đã mua lại CLB từ một cựu thủ tướng Thái Lan, Thaksin Shinawatra, và giờ đang bán nó lại cho một tập đoàn với người đứng đầu rất thân cận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping).

Điểm cuối cùng là sự điều hành chi tiết thành công ngoài sức tưởng tượng của các ông chủ A-rập với Man City, nhưng không chỉ Man City. Cỗ máy CFG giờ bao gồm các CLB ở Manchester, New York, Melbourne và Yokohama, các cơ sở đào tạo trẻ, chiêu mô cầu thủ, tiếp thị và hậu cần đã sẵn sàng để họ tiến vào Trung Quốc với vị thế không có đối thủ. Hợp đồng đối tác với CMC giúp Man City vượt lên một bước so với những đối thủ lớn nhất tại Premier League trong việc xâm nhập thị trường béo bở này.

Real Madrid giàu nhất châu Âu, Man City vượt Bayern Munich

Real Madrid giàu nhất châu Âu, Man City vượt Bayern Munich

Manchester City đã chiếm vị trí của Bayern Munich, trở thành CLB giàu nhất thế giới. Trong khi đó, thống lĩnh vị thế về tiền bạc trong làng bóng đá châu Âu vẫn là “ông lớn” Real Madrid.


Bước tiến không thể ngăn cản

Động thái đó giúp những ông chủ Abu Dhabi sẽ mở rộng thực sự vào Trung Quốc, chứ không chỉ là đi du đấu hay kiếm các hợp đồng tài trợ. Man City có thể sẽ nhanh chóng trở thành thương hiệu bóng đá số 1 ở quốc gia đông dân nhất và nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Mới đầu năm nay, ông Tập cũng đã vạch ra một đề án 50 điểm để biến Trung Quốc thành một “cường quốc bóng đá”. Man City có thể đóng góp không ít, và nhờ đó thu lợi còn lớn hơn, trong quá rình đó, khi cả nhà nước và tư nhân Trung Quốc sẽ đổ tiền cho các HLV, học viện trẻ, cơ sở hạ tầng bóng đá, và cả thị trường truyền hình khổng lồ với cả Premier League lẫn giải VĐQG trong nước.

Man City cũng không giấu diếm ý định. Họ nói trong tuyên bố về quan hệ đối tác: “Thỏa thuận này sẽ tạo ra một nền tảng chưa có tiền lệ để các CLB và công ty thuộc CFG tăng trưởng ở Trung Quốc và trên tầm quốc tế, nhờ việc CFG có thể cung cấp ý kiến chuyên môn trong ngành này và những nguồn lực để phát triển bóng đá ở Trung Quốc”.

Lê Thụy Cương (Li Ruigang), một đảng viên Cộng sản và là chủ tịch CMC, cũng rất hồ hởi với thỏa thuận này, tuyên bố nó tạo ra “những cơ hội phát triển chưa từng có tiền lệ”, đồng thời cũng nhắc tới chương trình 50 điểm của chính quyền Trung Quốc, bao gồm việc sẽ sớm đăng cai tổ chức World Cup. Thỏa thuận cho biết các bên sẽ dành 6 tháng cho thủ tục giải ngân khoản tiền 265 triệu bảng đổi lấy 13% cổ phần CFG và nguồn tài chính mới này sẽ lại giúp các ông chủ A-rập mở rộng đế chế bóng đá của họ hơn nữa, bao gồm xây một sân mới cho CLB Mỹ New York City, đội bóng mà họ mua 2 năm trước.

Man City bán 13% cổ phần cho nhà đầu tư Trung Quốc, thu về 265 triệu bảng

Man City bán 13% cổ phần cho nhà đầu tư Trung Quốc, thu về 265 triệu bảng

Những ông chủ Manchester City đã bán 13% cổ phần công ty mẹ của CLB cho các nhà đầu tư Trung Quốc.


Quan hệ chính trị của giới chủ Man City cũng là không thể coi thường. Đội bóng từng được đón tiếp ông Tập khi ông thăm Anh tháng trước. Còn báo chí Anh tiết lộ các tài liệu nội bộ của UAE (mà Abu Dhabi là một tiểu vương thành phần) cho thấy các nhà lãnh đạo ở đây đã nhiều lần gặp Thủ tướng Anh David Cameron và đại sứ Anh tại UAE để trao đổi về những khoản đầu tư lớn ở Anh.

Năm ngoái, Hội đồng thành phố Manchester đã công bố cấp phép cho một dự án bất động sản của Abu Dhabi United Group (ADUG), công ty mẹ của CFG, xây khu phức hợp căn hộ bất động sản trị giá 1 tỉ bảng ở đây sau khi ADUG bỏ ra 200 triệu bảng xây dựng học viện đào tạo trẻ cho CLB ở khu nghèo của thành phố, đồng thời bỏ tiền tài trợ cho các hoạt động giáo dục và giải trí của người dân.

Việc làm ăn chưa bao giờ thuận lợi như lúc này ở Etihad.

460 Doanh thu của Man City đã tăng hơn 460% từ năm 2005 tới 2014, từ 63,5 triệu bảng lên 324,5 triệu bảng.

113 Trong 113 năm trước 2007, Man City chỉ có các ông chủ Anh. Từ đó tới nay họ đã có 3 ông chủ ngoại: Thaksin Shinawatra, Sheikh Mansour, và giờ thêm Lê Thụy Cương.

2 Số chức VĐQG của Man City trong 113 năm thuộc về chủ nội bằng với những gì các ông chủ ngoại làm được trong 8 năm qua, đều 2 lần đăng quang.

Trần Trọng
Thể thao & Văn hóa
Azzurri  (03/12/2015 08:10:57)
phui_jav@yahoo.com.vn
Hãy làm giống Chelsea , giàu mà có thành tích người ta sẽ nịnh bạn . Giàu mà chơi ngu thấy cái gì cũng mua người ta sẽ cười bạn :)
GỬI Ý KIẾN        (Vui lòng gõ tiếng việt có đấu)
Họ và tên:
*
Email:
Nội dung:
*
Chuyên trang của Báo điện tử Thể thao & Văn hóa
Tổng Biên tập: Lê Xuân Thành
Giấy phép số 236/GP-BTTTT ngày 30/08/2024 do Bộ TT&TT cấp
Tòa soạn: 11 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
TEL: 04.39331878 FAX: 04.38248600 E:toasoan@thethaovanhoa.vn
© 2008 - 2024 Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN. All rights reserved
tài trợ cống hiến
tài trợ cống hiến